GENCAREVN.com – Nhau cài răng lược là tai biến sản khoa rất nguy hiểm đe dọa tới tính mạng của cả mẹ và con nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

1. Tổng quan về nhau cài răng lược

Nhau cài răng lược hay rau cài răng lược, có tên khoa học là Placenta Accreta là tình trạng bánh nhau không thể tự bong mà bám chặt vào các cơ tử cung sau khi em bé chào đời.

Thông thường, bánh nhau sẽ tự bong khỏi thành tử cung và xổ ra ngoài trong quá trình thai phụ kết thúc sinh nở. Tuy nhiên đối với các trường hợp mắc nhau cài răng lược, một phần hay toàn bộ bánh nhau sẽ xâm lấn và không thể tách rời khỏi thành tử cung, gây ra các tình trạng băng huyết sau sinh, rối loạn đông cầm máu,..thậm chí tử vong cho người mẹ.

Theo thống kê từ những năm 1980, tỉ lệ thai phụ mắc rau cài răng lược đang tăng lên đáng kể từ mức 1:2510 lên 1:533 vào năm 2002 (Hiệp hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ 2012).

2. Mẹ bầu nào có nguy cơ mắc nhau cài răng lược?

mẹ bầu có nguy cơ cao mắc nhau cài răng lược

Hiện nay các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây rau cài răng lược ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên căn cứ vào tần suất mắc bệnh ở các trường hợp mang thai, các bác sĩ chỉ ra được nhóm phụ nữ có nguy cơ cao hơn so với bình thường, bao gồm:

  • Thai phụ mắc nhau tiền đạo: Các nghiên cứu cho thấy mẹ bị nhau tiền đạo không kèm theo sẹo mổ cũ trên thân tử cung có khả năng tiến triển thành nhau cài răng lược từ 1-5%.
  • Mẹ có tiền căn sẹo mổ trên tử cung (mổ lấy thai, mổ bóc u xở tử cung,…). Ở nhóm sản phụ bị nhau tiền đạo có tiền căn mổ trên thân tử cung thì tỉ lệ mắc nhau cài răng lược lần lượt là 11% cho vết mổ cũ 1 lần, 40% cho vết mổ cũ 2 lần, 61% cho vết mổ cũ 3 lần.
  • Tiền sử phá thai, hút nạo buồng tử cung.  
  • Tuổi mẹ càng cao thì tỉ lệ mắc nhau cài răng lược càng tăng. Bệnh lý có tỉ lệ thường gặp hơn ở nhóm sản phụ trên 35 tuổi.
  • Phụ nữ sinh nhiều lần. Tỉ lệ nhau cài răng lược tăng lên theo số lần sản phụ sinh con.

3. Các mức độ ảnh hưởng của bệnh lý

Các mức độ nguy hiểm của nhau cài răng lược

Tùy vào mức độ xâm lấn của bánh nhau có thể chia rau cài răng lược ra làm 3 thể chính, tương ứng với 3 cấp độ nghiêm trọng của bệnh:

  • Rau cài răng lược Accreta: bánh nhau bám trực tiếp lên bề mặt tử cung (chiếm 79% trường hợp).
  • Rau cài răng lược Increta: bánh nhau xâm nhập sâu vào trong lớp cơ tử cung (chiếm 14% trường hợp).
  • Rau cài răng lược Percreta: bánh nhau xâm nhập xuyên qua cơ tử cung đến lớp thanh mạc tử cung hoặc xâm lấn qua các cơ quan lân cận như bàng quang, ruột,…(chiếm 7% trường hợp).

Mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ tăng dần từ thể Accreta. Nghiêm trọng nhất là cấp độ 3, thể Percreta khiến thai phụ có nguy cơ phải cắt bỏ cả tử cung hoặc một phần bàng quang, ruột để bảo toàn tính mạng.

4. Rau cài răng lược gây nguy hiểm gì cho mẹ và con?

Xuất huyết cấp, nặng: Rau cài răng lược là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mất máu số lượng lớn cho sản phụ trong quá trình trước, trong và sau sanh. Khoảng 90% sản phụ mắc rau cài răng lược phải truyền máu, trong đó >40% truyền hơn 10 đơn vị máu. 

Nhiều trường hợp dù đã chuẩn bị kỹ, truyền máu, chăm sóc trước trong và sau phẫu thuật kỹ nhưng vẫn không cứu được mẹ. Tỉ lệ tử vong lên tới 7%.

Sinh non: Những sản phụ mắc rau cài răng lược có thể sẽ phải chấm dứt thai kỳ sớm nếu có biến chứng xảy ra (để bảo vệ tính mạng mẹ) trong khi thai vẫn còn non tháng. Khi đó những hệ quả của một trẻ non tháng: suy hô hấp, vàng da, nhiễm trùng, khó nuôi, … thậm chí tử vong.

5. Xử trí rau cài răng lược như thế nào?

Việc chẩn đoán sớm rau cài răng lược là rất cần thiết. Mẹ nên khám thai định kỳ thường xuyên, chọn các cơ sở y tế có trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là máy móc siêu âm vì rau cài răng lược có thể dễ dàng được phát hiện thông qua siêu âm.

Khi được chẩn đoán đúng, sản phụ sẽ có kế hoạch theo dõi thai kỳ và thời điểm sinh nở phù hợp. Vì bệnh gây mất máu rất nhiều nên mẹ lưu ý tìm những cơ sở có ngân hàng máu đầy đủ cũng như đội ngũ bác sĩ có chuyên môn để theo dõi sát sao và tiến hành phẫu thuật kịp thời.

Sản phụ được chẩn đoán mắc rau cài răng lược thường được chỉ định mổ bắt thai sớm (thường khoảng là 34 – 35 tuần). Tùy theo thể trạng và diễn biến nguy hiểm của bệnh, nhiều trường hợp có thể cần cấp cứu sớm hơn. Đặc biệt đối với thể nhau xâm lấn sâu cần có kế hoạch dự phòng cẩn thận vì mức độ nguy hiểm rất cao.

Để phòng ngừa nhau tiền đạo, chị em phụ nữ nên có kế hoạch dự định sinh nở phù hợp, khám thai định kỳ thường xuyên và đặc biệt chỉ sinh mổ khi có chỉ định sản khoa từ bác sĩ.

> Có thể bạn quan tâm:

———–—–

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENCARE
☎️ Hotline: 0971.883.288
🚑 Hệ thống lấy mẫu tại nhà trên toàn quốc
🌐 Website: www.gencarevn.com
🔗 Fanpage: fb.com/gencarevn
🏢 Địa chỉ: Số 31 Ngõ 18 Đường Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan

GÓI XÉT NGHIỆM NIPT – SÀNG LỌC TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN TẠI GENCARE

GENCAREVN.com – Sàng lọc trước sinh không xâm lấn là phương pháp kiểm tra sức...

Xem thêm
CÓ NÊN SÀNG LỌC GEN DI TRUYỀN TRƯỚC KHI MANG THAI?

GENCAREVN.com – Tất cả các cặp vợ chồng đều nên thực hiện sàng lọc gen...

Xem thêm
BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

GENCAREVN.com – Bất thường di truyền nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến gây...

Xem thêm
Fanpage Messenger Gọi ngay Zalo Bản đồ Youtube