GENCAREVN.com – Nhau thai bám thấp là hiện tượng tương đối phổ biến trong thai kỳ khiến nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng. Một trong những câu hỏi thường gặp nhất là liệu nhau thai bám thấp có sinh thường được không. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm câu trả lời cho vấn đề trên.
1. Hiện tượng nhau thai bám thấp là gì?
Nhau bám thấp là tình trạng khi bánh nhau nằm ở vị trí thấp trong tử cung. Trong đó, một phần của bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung, gần hoặc thậm chí che phủ cổ tử cung của người mẹ.
Khi bà bầu đi siêu âm, bác sĩ sẽ đo khoảng cách từ mép bánh nhau đến lỗ trong cổ tử cung. Nếu khoảng cách dưới 2cm, bác sĩ sẽ kết luận thai phụ bị nhau thai bám thấp. Nếu khoảng cách trên 2cm, hoặc quan sát thấy nhau thai đã che phủ hoàn toàn cổ tử cung, mẹ bầu sẽ được chẩn đoán mắc nhau tiền đạo.
Theo chuyên gia, thai phụ có thể bị nhau thai bám thấp khi ngay trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nhau bám thấp trong giai đoạn này có thể tự hết khi thai nhi phát triển. Đồng thời, tử cung của mẹ cũng phát triển về phía đáy, khiến bánh nhau được đẩy lên cao hơn. Do đó, nếu trên phiếu siêu âm trong tam cá nguyệt thứ nhất của mẹ có kết luận nhau thai bám thấp, mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng này.
Nhìn chung, nhau bám thấp và nhau tiền đạo gây nguy hiểm thực sự cho thai kỳ thường được chẩn đoán vào tuần mang thai thứ 28 trở đi.
>>> Xem thêm: Nhau thai bám thấp là gì? Có nguy hiểm không?
2. Nhau thai bám thấp có sinh thường được không?
Khi chuyển dạ, cổ tử cung của mẹ bầu sẽ mở ra để cho thai nhi di chuyển xuống và ra khỏi tử cung. Một số trường hợp nhau thai bám thấp sẽ chặn đường di chuyển xuống này của thai nhi khiến quá trình chuyển dạ gặp khó khăn. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp mắc nhau thai bám thấp đều gây trở ngại cho quá trình sinh thường.
Mẹ bầu bị nhau bám thấp vẫn có thể sinh thường nếu không gặp các biến chứng sau:
– Nhau bám thấp phức tạp gây ra chảy máu nhiều, việc sinh thường có thể mất nhiều thời gian hơn và có nguy cơ mẹ bị mất máu nhiều, gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong những tình huống như vậy, bác sĩ sẽ quyết định thực hiện sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
– Trường hợp chuyển biến nặng thành nhau tiền đạo. Khi nhau bám thấp xảy ra qua cổ tử cung một phần hoặc toàn bộ khiến mẹ bị chảy máu âm đạo. Lúc này, bác sĩ sẽ quyết định thời điểm thực hiện sinh mổ với mục tiêu cao nhất là đảm bảo cả mẹ và bé đều an toàn và khỏe mạnh.
Nhìn chung, câu hỏi nhau thai bám thấp có sinh thường được không còn phụ thuộc vào vị trí nhau bám trước khi chuyển dạ. Việc ra quyết định nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
3. Mẹ bầu cần làm gì khi được chẩn đoán bị nhau thai bám thấp?
Khi nhận được chẩn đoán nhau bám thấp, mẹ bầu cần tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ. Đồng thời, có một số lưu ý dành cho mẹ bao gồm:
– Chia nhỏ thời gian nghỉ ngơi, không nằm yên một chỗ quá lâu, nhưng cũng không nên di chuyển nhiều hoặc vận động mạnh.
– Tránh việc đi xe máy, đi đường xa hoặc trên đường gồ ghề.
– Tuyệt đối không thực hiện quan hệ tình dục trong thời gian này.
– Không tác động lên vùng bụng nhằm tránh kích thích tử cung và gây ra chảy máu.
– Đảm bảo ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tránh thức ăn khó tiêu hoặc gây đầy bụng và táo bón.
– Ngay khi phát hiện có chảy máu âm đạo hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào, mẹ bầu nên nhập viện ngay lập tức.
4. Điều trị nhau bám thấp như thế nào?
Giai đoạn nguy hiểm nhất của nhau bám thấp là tình trạng xuất huyết âm đạo ở mẹ bầu. Vì vậy, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của việc xuất huyết và sức khỏe của thai nhi, bác sĩ sẽ có các hướng điều trị khác nhau
Trường hợp không có hoặc xuất huyết ít
Đây là dấu hiệu đáng mừng khi không ảnh hưởng quá nhiều đến thai kỳ. Bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế hoạt động, chỉ đứng và ngồi khi cần thiết. Đồng thời mẹ cũng nên tránh các hoạt động vận động mạnh, kiêng quan hệ tình dục và giám sát tình trạng xuất huyết đều đặn.
Khi đến thời điểm chuyển dạ, nếu không có xuất huyết hoặc xuất huyết ít, việc theo dõi về đường dưới âm đạo có thể được thực hiện, và khi cổ tử cung mở, bác sĩ có thể thực hiện việc bấm ối sớm để hạn chế xuất huyết.
Trường hợp xuất huyết nặng
Nếu mẹ bầu bị xuất huyết nặng, bác sĩ sẽ đề nghị nhập viện để theo dõi. Dựa trên lượng máu mấtt, bác sĩ có thể đề xuất truyền máu hoặc sử dụng thuốc để ngăn chuyển dạ sớm.
Trong trường hợp thai nhi đạt 36 tuần tuổi và mẹ bị xuất huyết nặng, bác sĩ có thể quyết định kết thúc thai kỳ sớm và thực hiện phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Trong một số trường hợp sinh non, bé có thể cần tiêm mũi trưởng thành phôi.
Trường hợp xuất huyết không kiểm soát
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ quyết định tiến hành phẫu thuật khẩn cấp.
5. Cách phòng tránh nhau thai bám thấp
Phòng tránh nhau thai bám thấp là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe thai kỳ. Dưới đây là một số cách mà phụ nữ mang thai có thể thực hiện để giảm nguy cơ nhau thai bám thấp:
– Khám thai định kỳ thường xuyên: Việc đi khám thai định kỳ sẽ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng của thai nhi và cổ tử cung. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh hoặc điều trị sớm.
– Chủ động theo dõi sức khỏe thai kỳ: Việc nhận biết rõ các dấu hiệu chuyển dạ thực sự rất quan trọng để có thể đến bệnh viện đúng lúc, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu cần phân biệt rõ giữa rỉ ối và chảy dịch âm đạo để tránh nguy cơ sinh non, suy thai và tử vong thai nhi.
Trong trường hợp xuất huyết âm đạo xảy ra, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để được kiểm tra kịp thời.
– Chăm sóc sức khỏe toàn diện: Duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối giàu chất xơ và vitamin, tập thể dục nhẹ nhàng và đảm bảo ngủ đủ giấc có thể giúp cơ thể mẹ duy trì sức khỏe tốt hơn. Bên cạnh đó, nếu được chỉ định bởi bác sĩ, mẹ bầu có thể bổ sung sắt và canxi.
– Tránh tác động vào bụng: Hạn chế hoạt động hoặc tác động vào vùng bụng có thể giúp giảm nguy cơ kích thích tử cung và giảm áp lực lên nhau thai.
– Đề phòng các yếu tố nguy cơ: Thai phụ tuyệt đối không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, và tiếp xúc với các chất độc hại. Đồng thời, việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình một cách đúng đắn, hạn chế việc sinh nhiều con và tránh phá thai nhiều lần cũng giảm nguy cơ rau bám thấp.
– Nghỉ ngơi đúng cách: Đảm bảo mẹ bầu có đủ thời gian nghỉ ngơi và không tạo áp lực quá mức lên cơ thể.
Trên đây là một số gợi ý có thể giúp giảm nguy cơ nhau thai bám thấp mà mẹ bầu có thể tham khảo. Đối với tình trạng nhau thai bám thấp có thể sinh thường được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, mẹ bầu nên tìm đến bác sĩ và chuyên gia y tế để họ đưa ra những lời khuyên và quyết định phù hợp nhất cho mình.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- [Tổng hợp] 7 Xét nghiệm tiền sản giúp phát hiện dị tật thai nhi
- Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia có điều trị được không?
———–—–