GENCAREVN.com – Rau cài răng lược là nỗi ám ảnh phòng sinh của rất nhiều bác sĩ sản khoa bởi tính chất nguy hiểm và độ phức tạp của nó. Hiện nay, tỉ lệ thai phụ mắc rau cài răng được được ghi nhận tăng lên đáng kể đe dọa tới sức khỏe người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về hiện tượng rau cài răng lược trong thai kỳ.

1. Rau cài răng lược là gì?

"</p

Rau cài răng lược hay nhau cài răng lược, có tên khoa học là Placenta Accreta. Đây là tình trạng một phần hoặc toàn bộ bánh nhau không tách khỏi tử cung thai phụ sau khi sinh nở.

Thông thường khi em bé chào đời, bánh nhau sẽ tự bong ra khỏi thành tử cung, sau đó được xổ ra ngoài. Tuy nhiên khi mẹ bầu mắc rau cài răng lược, bánh nhau không thể tự bong mà bám chặt vào các cơ tử cung. Nguy hiểm hơn, bánh nhau có thể xâm lấn vào sang các cơ quan lân cận.

Các trường hợp được chẩn đoán rau cài răng lược, bác sĩ sẽ bắt buộc phải phẫu thuật bóc bánh nhau ra khỏi tử cung của thai phụ. Việc bóc bánh rau khiến thai phụ bị mất rất nhiều máu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Theo thống kê, tỷ lệ mắc rau cài răng lược có xu hướng tăng cao. Những năm 1970-1980 cho thấy, tỷ lệ mắc phải tình trạng này là 1/2.510 đến 1/4.017. Vào những năm 1982-2002, tỷ lệ mắc phải là 1/533.

2. Các thể rau cài răng lược

Rau cài răng lược

Có 3 thể rau cài răng lược dựa vào mức độ xâm lấn của bánh nhau:

  • Rau bám vào cơ tử cung (accreta): rau tiếp xúc với lớp cơ (75%)
  • Rau cài vào lớp cơ tử cung (increta): rau xâm lấn vào lớp cơ (18%)
  • Rau cài xuyên cơ tử cung (percreta): rau xuyên qua cơ đến thanh mạc (7%)

Rau cài răng lược có thể mắc toàn bộ, một phần hoặc một phần nhỏ dựa trên số mô rau bám vào cơ tử cung. Đến nay, nguyên nhân chính xác gây nhau cài răng lược chưa rõ. Tuy nhiên theo ghi nhận, tình trạng này thường xảy ra ở các mẹ bầu có tiền sử sinh mổ lấy thai hoặc mắc phải nhau tiền đạo. Khoảng 5-10% các trường hợp mắc bệnh là ở mẹ bầu bị rau tiền đạo.

Sinh mổ lấy thai làm tăng nguy cơ bánh nhau không thể tự động tách khỏi thành tử cung. Có thuyết cho rằng, mẹ bầu có tiền căn vết mổ cũ càng nhiều, nguy cơ gặp phải tình trạng này càng lớn. Thống kê cho thấy, trên 60% các ca mắc là ở mẹ bầu có vết mổ cũ 3 lần trở lên.

3. Triệu chứng của rau cài răng lược

Rau cài răng lược có thể dễ dàng được phát hiện chẩn đoán qua siêu âm. Tuy nhiên các dấu hiệu có thể quan sát được của tình trạng này lại không rõ ràng. Các mẹ chỉ có thể phát hiện ra trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, khi đó xảy ra tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường. Đôi khi nhiều người nhầm lẫn triệu chứng này với rau tiền đạo.

Nhiều trường hợp phải đợi kết thúc cuộc sinh nở, không thấy bánh nhau bong tự nhiên mới có thể chẩn đoán chính xác tình trạng nhau cài răng lược.

Hiện nay rau cài răng lược có thể được phát hiện từ sớm nhờ hệ thống máy siêu âm hiện đại. Do đó, các mẹ bầu lưu ý không được bỏ qua lịch khám thai đều đặn để kịp thời phát hiện và theo dõi trong trường hợp mắc nhau cài răng lược.

4. Các biến chứng nguy hiểm

Nhau cài răng lược chính là nguyên nhân gây ra tình trạng băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu phẫu… thậm chí gây tử vong ở thai phụ.

Bánh nhau không thể tự bong ra sau sinh khiến thai phụ chảy máu không ngừng (dân gian gọi là băng huyết) cần truyền máu, đe dọa tính mạng mẹ bầu. 

Trong trường hợp mổ bắt lấy thai, các bác sĩ phải gây mê cho thai phụ để tiến hành phẫu thuật. Tuy thuốc gây mê không ảnh hưởng tới quá trình cung cấp oxi tới thai nhi. Nhưng em bé sẽ chào đời trong tình trạng ngấm thuốc mê và bị ức chế hô hấp. Lúc này, bác sĩ phải dùng biện pháp can thiệp để cung cấp oxy cho trẻ đến khi trẻ thải trừ hết thuốc mê.

Tình trạng sót nhau có thể gây nhiễm trùng sau sinh. Buộc phải sinh non do mẹ bầu xuất huyết nhiều trong khi thai nhi còn non tháng, gây nhiều hệ lụy như trẻ suy hô hấp, nhiễm trùng, vàng da, khó nuôi,… thậm chí sinh quá non tháng có thể gây tử vong.

Trường hợp nhau cài răng lược xâm lấn đến bàng quang hoặc trực tràng, đôi khi buộc phải cắt bỏ một phần bàng quang hoặc trực tràng mới cầm máu được. Nhiều trường hợp phải cắt bỏ tử cung, ảnh hưởng đến thiên chức mang thai và làm mẹ của người phụ nữ.

5. Xử lý nhau cài răng lược

Phẫu thuật bóc tách rau cài răng lược

Thai phụ mắc rau cài răng lược bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật bóc tách bánh nhau. Tùy vào mức độ ảnh hưởng của bánh nhau, ca phẫu thuật có thể diễn biến phức tạp dần. Nhìn chung bệnh nhân sẽ cần truyền máu khối lượng lớn vì tình trạng chảy máu không kiểm soát. 

Trường hợp nhau có mức độ xâm lấn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai và bóc tách phần nhau thai đã bong. Phần bánh nhau còn sót lại trong tử cung sẽ sử dụng thuốc để làm thoái triển.

Trường hợp biến chứng nặng, bánh rau xâm lấn sang bàng quang hoặc các cơ quan lân cận, bác sĩ có thể phải cắt tử cung hoặc một phần bàng quang/trực tràng cấp cứu. Do đó, việc chẩn đoán trước sinh và có kế hoạch chuẩn bị cho cuộc sinh là đặc biệt quan trọng.

>> Có thể bạn quan tâm:

———–—–

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENCARE
☎️ Hotline: 0971.883.288
🚑 Hệ thống lấy mẫu tại nhà trên toàn quốc
🌐 Website: www.gencarevn.com
🔗 Fanpage: fb.com/gencarevn
🏢 Địa chỉ: Số 31 Ngõ 18 Đường Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan

Bảng Giá Dịch Vụ Xét Nghiệm GENCARE

Bảng Giá Dịch Vụ Xét Nghiệm GENCARE Kính gửi Quý khách hàng ! Trung tâm...

Xem thêm
GÓI XÉT NGHIỆM NIPT – SÀNG LỌC TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN TẠI GENCARE

GENCAREVN.com – Sàng lọc trước sinh không xâm lấn là phương pháp kiểm tra sức...

Xem thêm
CÓ NÊN SÀNG LỌC GEN DI TRUYỀN TRƯỚC KHI MANG THAI?

GENCAREVN.com – Tất cả các cặp vợ chồng đều nên thực hiện sàng lọc gen...

Xem thêm
Fanpage Messenger Gọi ngay Zalo Bản đồ Youtube