GENCAREVN.com – Cảm thấy khó thở khi mang thai là hiện tượng rất phổ biến trong thai kỳ của các mẹ bầu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Mách mẹ cách khắc phục cũng như khi nào mẹ nên đi khám bác sĩ?

Mẹ bị khó thở khi mang thai có sao không?

1. Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai

Có 2 nguyên nhân chính khiến mẹ thấy khó thở trong thai kỳ, bao gồm:

  • Sự tăng lên của nồng độ hóc – môn progesterone: Khi mang thai, hóc – môn progesterone tăng cao làm nhu cầu oxy của cơ thể mẹ cũng tăng lên. Do đó, mẹ phải thở nhanh hơn và nhiều hơn để lấy dưỡng khí cho thai nhi. Cơ chế này khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở. 
  • Tử cung chèn ép cơ hoành: Khi mang bầu, tử cung tăng dần kích thước để thích ứng với sự lớn lên mỗi ngày của thai nhi. Tử cung lúc này sẽ chèn ép cơ hoành – dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phổi với bụng cũng làm thay đổi quá trình hít thở khiến mẹ bị khó thở.

Một nguyên nhân khác khiến bà bầu khó thở là do lượng máu trong cơ thể tăng lên, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển máu trong cơ thể đến nhau thai, điều này làm các bà bầu thấy mệt khi hít thở, thở khó.

Tình trạng khó thở có thể trở nên trầm trọng hơn nếu mẹ đang mắc các bệnh nền chẳng hạn như hen suyễn, thiếu máu hoặc huyết áp cao.

Trong vài tuần trước khi dự sinh, tình trạng này có thể thuyên giảm. Lý do là bởi giai đoạn này em bé đang di chuyển dần xuống dưới xương chậu để chuẩn bị chào đời khiến áp lực lên phổi và cơ hoành của mẹ được giảm bớt.

2. Bà bầu mới mang thai có bị khó thở không?

Hiện tượng khó thở thường xảy ra ở các giai đoạn sau của thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên có một số mẹ bầu đã bị khó thở ngay trong 3 tháng đầu thai kỳ. Điều này có thể là do nồng độ progesterone của các mẹ tăng lên sớm hơn bình thường.

Nếu mẹ gặp phải tình trạng này thì không cần quá lo lắng. Thậm chí đây còn là dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể mẹ bắt đầu thích nghi rất tốt với sự thay đổi khi mang thai. Hóc – môn progesterone giúp mở rộng dung tích phổi của mẹ để có thể lấy nhiều oxy hơn. 

Trong trường hợp mẹ bầu gặp các triệu chứng khác như đau ngực hoặc nhịp tim nhanh, thì cần nhanh chóng đi khám bác sĩ ngay.

3. Mang bầu khó thở khi nào thì đáng lo ngại?

Khó thở khi mang thai cảnh báo nguy hiểm nếu đi kèm một số triệu chứng

Hầu hết tình trạng khó thở khi mang thai không gây hại cho cả mẹ và em bé. Đây là cơ chế hoàn toàn bình thường khi cơ thể phải thay đổi để thích ứng với việc mang thai. Tuy nhiên, có bầu khó thở đi kèm với các triệu chứng sau thì thai phụ nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được khám ngay lập tức:

  • Bị hen suyễn nghiêm trọng.
  • Thở gấp, tim đập nhanh hoặc nhịp tim tăng cao kéo dài.
  • Thấy đau ngực hoặc bị đau khi thở.
  • Ho liên tục và kéo dài, kèm theo sốt, ớn lạnh, thở khò khè.
  • Các ngón tay, chân và môi chuyển sang màu tím, xanh.
  • Thai phụ mắc bệnh mạn tính.

Bà bầu khó thở là tình trạng phổ biến không gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên, bị khó thở khi mang bầu sẽ trở nên đáng ngại khi có các triệu chứng đi kèm kể trên. Mẹ bầu cần đi khám sớm tại bệnh viện.

4. Cách khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai

Cách chữa trị chứng khó thở khi mang thai hiệu quả

Khó thở khi mang thai chủ yếu là do cơ chế của cơ thể nên rất khó để thay đổi hoặc trị dứt điểm. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể làm theo một số cách dưới đây để làm giảm sự khó chịu và cảm thấy dễ thở hơn.

Nghỉ ngơi:

Mỗi khi cảm thấy khó thở, thai phụ cần lập tức nghỉ ngơi tại chỗ. Mẹ hãy dừng tất cả các việc đang làm và dành một chút thời gian nghỉ ngơi để lấy lại trạng thái thông thường.

Thay đổi tư thế:

Khi bị khó thở, bà bầu có thể điều chỉnh tư thế để có thể hít thở dễ dàng hơn. Nếu đang ngồi, mẹ nên giữ thẳng lưng hoặc đứng sẽ giúp phổi có khoảng không để tiếp nhận oxy dễ dàng. 

Nếu bị khó thở về đêm thì mẹ có thể chèn gối vào lưng và phần thân trên để tránh việc thai nhi gây áp lực lên phổi. Bà bầu cũng nên hạn chế nằm ngửa. Tư thế tốt nhất cho mẹ là nằm nghiêng sang trái để tử cung không đè lên động mạch chủ, giúp việc hít thở dễ dàng hơn.

Vận động nhẹ nhàng:

Bà bầu nên tập luyện các bài tập thở nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình hô hấp dễ dàng hơn. Vận động nhẹ nhàng, vừa phải như đi bộ, tập yoga,… là các biện pháp tốt giúp điều hòa nhịp tim và cải thiện nhịp thở. Tuy nhiên, bà bầu nên tham khảo ý kiến và tư vấn của bác sĩ trước khi thực hành.

>> Có thể bạn quan tâm:

———–—–

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENCARE

☎️ Hotline: 0971.883.288
🚑 Hệ thống lấy mẫu tại nhà trên toàn quốc
🌐 Website: www.gencarevn.com
🔗 Fanpage: fb.com/gencarevn
🏢 Địa chỉ: Số 31 Ngõ 18 Đường Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan

GÓI XÉT NGHIỆM NIPT – SÀNG LỌC TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN TẠI GENCARE

GENCAREVN.com – Sàng lọc trước sinh không xâm lấn là phương pháp kiểm tra sức...

Xem thêm
CÓ NÊN SÀNG LỌC GEN DI TRUYỀN TRƯỚC KHI MANG THAI?

GENCAREVN.com – Tất cả các cặp vợ chồng đều nên thực hiện sàng lọc gen...

Xem thêm
BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

GENCAREVN.com – Bất thường di truyền nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến gây...

Xem thêm
Fanpage Messenger Gọi ngay Zalo Bản đồ Youtube