GENCAREVN.com – Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây nhiều biến chứng cho các đối tượng nguy cơ cao như trẻ em hoặc phụ nữ mang thai. Nếu không được phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, bị thủy đậu khi mang thai sẽ ảnh hưởng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

bị thủy đậu khi mang thai

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc do tiếp xúc trực tiếp với virus Varicella zoster (gọi tắt là VZV). Những người có sức đề kháng yếu như trẻ em hoặc phụ nữ mang thai là đối tượng dễ nhiễm thủy đậu nhất.

Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh lý này là những mụn nước có kích thước như hạt đậu nổi khắp cơ thể, kể cả ở niêm mạc mắt và miệng. Ban đầu chúng mọc khá thưa và xuất hiện thành từng đợt, gây ngứa rát. Sau có thể tiến triển thành nốt có mủ, gây sốt cao, suy nhược cơ thể và mệt mỏi.

Nếu chẳng may bị thủy đậu khi mang thai, mẹ cần nhanh chóng khám bác sĩ để chữa trị dứt điểm vì thủy đậu sẽ không tự khỏi. Các nốt mụn nước trên cơ thể sau 3 ngày có thể tự vỡ ra, khô lại và đóng vảy, nhưng sẽ mọc lại to hơn, nhiều mủ hơn nếu mẹ bầu chủ quan. Có nhiều trường hợp nặng, đậu mọc dày chi chít, tới hơn một nghìn nốt; mọc cả ở niêm mạc miệng, kết mạc mắt rồi vỡ ngay.

2. Tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai

Theo thống kê, tần suất mắc bệnh thủy đậu khi mang thai ở hai quốc gia Anh và Mỹ rơi vào khoảng 3/1.000. Con số này có tăng cao hơn tại thời điểm giao mùa. Tính riêng tại Mỹ, mỗi năm ghi nhận ít nhất 9.000 trường hợp bà bầu mắc thủy đậu mỗi năm.

Nếu thai phụ đã từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc đã được tiêm phòng thủy đậu trước đó thì hầu hết đều được miễn dịch với bệnh này. Nguyên nhân do trong cơ thể đã có sẵn kháng thể chống lại bệnh. Tuy nhiên thực tế vẫn có khoảng 0.05% – 0.07% phụ nữ bị thủy đậu khi mang thai mặc dù đã được phòng ngừa bệnh.

Tỉ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu là cao nhất trong số những trường hợp mắc thủy đậu ở người lớn.

3. Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai khiến em bé có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh

Có tới 20% thai phụ nếu không may nhiễm bệnh thủy đậu sẽ phải đối mặt với nguy cơ viêm phổi do virus varicella. Tỷ lệ này chiếm tới 40% nguy cơ tử vong trong số người viêm phổi do virus này gây ra.

Mẹ bị thủy đậu khi mang thai để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ. Mức độ ảnh hưởng của bệnh sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn tuổi thai:

  • Trong 3 tháng đầu, đặc biệt là tuần thứ 8 – 12, nguy cơ thai nhi mắc phải Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Biểu hiện của bệnh là những bóng nước gây sẹo trên da.

Những bất thường khác có thể xảy ra là bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, dị tật đầu nhỏ, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển về tâm thần, trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp/tắc ruột… Trong số những trẻ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh, có 30% trẻ sẽ tử vong trong những tháng đầu đời, 15% trẻ có nguy cơ mắc bệnh Zona trong 4 năm đầu đời.

  • Trong 3 tháng giữa, đặc biệt là tuần thứ 13 – 20 của thai kỳ, tỷ lệ thai nhi mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh tăng lên 4%. Bệnh sẽ không còn nguy hiểm cho thai nhi kể từ sau tuần thai thứ 20.
  • Nếu thai phụ mắc thủy đậu trước và sau sinh khoảng 2 ngày thì nguy cơ em bé tử vong do mắc thủy đậu bẩm sinh lên tới 25 – 30% số trường hợp bị nhiễm.

4. Bị thủy đậu khi mang thai có chữa được không?

Nhiều mẹ bầu lo lắng không biết có giữ được em bé không nếu chẳng may bị thủy đậu khi mang thai. Trên thực tế, không phải tất cả các trường hợp bà bầu mắc thủy đậu đều khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Thủy đậu chỉ gây ảnh hưởng với thai nhi nếu mẹ bầu mắc bệnh trước tuần thứ 20 của thai kỳ. 

Một số trường hợp biến chứng nặng, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định tiêm vắc – xin Varicella – zoster immune globulin (viết tắt là VZIG). Tuy nhiên, vắc – xin VZIG không phòng ngừa được nhiễm trùng bào thai, không có tác dụng ngăn ngừa hội chứng thủy đậu sơ sinh. Việc tiêm phòng này chỉ là phương pháp giảm biến chứng của bệnh lên mẹ.

Bị thủy đậu khi mang thai nếu được theo dõi và điều trị kịp thời, đúng phác đồ thì sẽ không gây hại đến bé. Hơn hết, nếu mẹ mắc thủy đậu và đã điều trị khỏi, bé sinh ra có thể được thừa hưởng kháng thể từ mẹ, có tác dụng chống chọi với virus gây bệnh trong những năm tháng đầu đời. Chính vì thế, mẹ bầu không cần quá lo lắng về vấn đề bị thủy đậu thì nên giữ hay bỏ thai.

Bên cạnh đó, thai phụ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sao cho phù hợp. Để chữa trị dứt điểm bệnh, thai phụ cần được theo dõi sát sao và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không chủ quan đối với bệnh.

5. Phòng ngừa bệnh thủy đậu khi mang thai

Để không bị thủy đậu khi mang thai, tốt nhất nên tiêm phòng vắc-xin đầy đủ. Phụ nữ chuẩn bị có thai thì nên hoàn tất lịch tiêm ngừa thủy đậu trước khi có thai ít nhất 3 tháng.

Bên cạnh đó, bà bầu lưu ý giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu. Nếu chẳng may tiếp xúc với người mắc bệnh, cần báo cho bác sĩ ngay để được điều trị bằng thuốc có kháng thể thủy đậu. Chú ý rằng nên thực hiện việc này trong vòng 4 ngày sau khi tiếp xúc.

>> Có thể bạn quan tâm:

———–—–

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENCARE

☎️ Hotline: 0971.883.288
🚑 Hệ thống lấy mẫu tại nhà trên toàn quốc
🌐 Website: www.gencarevn.com
🔗 Fanpage: fb.com/gencarevn
🏢 Địa chỉ: Số 31 Ngõ 18 Đường Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan

GÓI XÉT NGHIỆM NIPT – SÀNG LỌC TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN TẠI GENCARE

GENCAREVN.com – Sàng lọc trước sinh không xâm lấn là phương pháp kiểm tra sức...

Xem thêm
CÓ NÊN SÀNG LỌC GEN DI TRUYỀN TRƯỚC KHI MANG THAI?

GENCAREVN.com – Tất cả các cặp vợ chồng đều nên thực hiện sàng lọc gen...

Xem thêm
BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

GENCAREVN.com – Bất thường di truyền nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến gây...

Xem thêm
Fanpage Messenger Gọi ngay Zalo Bản đồ Youtube