GENCAREVN.com – Hiện nay chưa có thuốc đặc trị đối với bệnh Rubella, do đó, các biện pháp dự phòng kiểm tra như xét nghiệm Rubella là rất quan trọng. Đây sẽ là thông tin hữu ích giúp thai phụ phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, tránh biến chứng thai kỳ.

Xét nghiệm rubella

1. Tổng quan về bệnh Rubella

Bệnh Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức/ bệnh sởi ba ngày là loại bệnh nhiễm trùng do virus Rubella gây nên. Bệnh có biểu hiện phát ban mẩn đỏ khắp người, sốt nhẹ, nghẹt mũi, đau mắt đỏ hoặc đau các khớp ở người bình thường. Đối với phụ nữ có thai, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng cho em bé trong bụng.

Nếu bị nhiễm virus Rubella trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thì có tới 90% trường hợp người mẹ có thể truyền virus sang thai nhi. Virus này khiến thai nhi mắc dị tật hoặc bị hội chứng rubella bẩm sinh, thậm chí có thể gây tử vong. Vì vậy việc chẩn đoán xác định Rubella ở phụ nữ mang thai đặc biệt là những tháng đầu mang thai là vô cùng quan trọng.

2. Xét nghiệm Rubella là gì?

Xét nghiệm chẩn đoán Rubella căn cứ vào định lượng Rubella IgM và IgG. IgM và IgG là hai loại kháng thể rubella được cơ thể sản xuất nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng do virus Rubella gây ra. Vì thế để chẩn đoán mắc bệnh, xét nghiệm Rubella sẽ căn cứ vào việc tìm thấy hai kháng thể IgM và IgG trong máu.

Xét nghiệm Rubella có hai loại, bao gồm: xét nghiệm kháng thể IgM (chẩn đoán sàng lọc người nghi ngờ nhiễm virus Rubella) và xét nghiệm kháng thể IgG (kiểm tra có hay không miễn dịch với Rubella trong cơ thể).

3. Xét nghiệm kháng thể IgM và IgG

Xét nghiệm kháng thể IgM: Sau khi tiếp xúc với virus Rubella, kháng thể Rubella IgM sẽ xuất hiện trong máu. Khoảng 7-10 ngày sau khi nhiễm trùng, mức độ protein tăng lên và đạt đỉnh và kéo dài trong vài tuần rồi giảm dần.

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm Rubella IgM bởi những lý do sau:

  • Nghi ngờ bạn đã mắc bệnh sởi, Rubella hoặc quai bị.
  • Xét nghiệm có thể được thực hiện trong thời kỳ đầu mang thai để xác minh khả năng miễn dịch ở mẹ và thai nhi.
  • Xét nghiệm kiểm tra nguy cơ mắc bệnh cho phụ nữ muốn phòng ngừa khi có ý định mang thai.

Xét nghiệm kháng thể IgG: Mục đích là kiểm tra một người đã có miễn dịch với Rubella hay chưa. Kháng thể IgG sẽ xuất hiện muộn hơn IgM nhưng nó sẽ tồn tại trong máu suốt đời, giúp cơ thể người mẹ chống lại sự nhiễm trùng do virus Rubella gây ra. Vì thế, khi đã nhiễm Rubella, người bệnh có thể sẽ không bị tái nhiễm virus này.

4. Xét nghiệm Rubella (IgG và IgM) ở thai phụ*

xét nghiệm rubella ở thai phụ

Việc thực hiện xét nghiệm Rubella (IgM và IgG) được thực hiện đối với những chị em phụ nữ muốn dự phòng bệnh trước khi mang thai. Hoặc thai phụ chưa từng tiêm ngừa Rubella và chưa từng mắc bệnh rubella trước khi mang thai. 

Xét nghiệm nên được thực hiện từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của thai kỳ, đây là thời gian tốt nhất để thực hiện. Không nên xét nghiệm khi thai đã trên 16 tuần vì khó để giải thích kết quả cũng như nếu có vấn đề gì cũng khó giải quyết bởi lúc này thai đã lớn.

Nếu kết quả IgM âm tính và IgG dương tính thì chứng tỏ bạn đã từng bị nhiễm Rubella trước khi thực hiện xét nghiệm tối thiểu là 10 tuần, bạn đã có kháng thể IgG bảo vệ. Nếu nồng độ IgG tăng lên sau khi thực hiện xét nghiệm cách nhau 2 tuần thì chứng tỏ bạn đã bị nhiễm rubella trước đó hoặc đã được tiêm phòng. Nếu nồng độ IgG thấp thì có thể bệnh nhân mắc Rubella, cần làm xét nghiệm Rubella IgM và IgM sau 1 tuần, nếu IgM dương tính và IgG tăng lên thì bệnh nhân bị rubella cấp.

Nếu kết quả xét nghiệm IgM dương tính, IgG âm tính: trường hợp này người bệnh mới bị nhiễm virus rubella, mới chỉ có kháng thể IgM đáp ứng. Bạn nên làm xét nghiệm IgM và IgG sau 2 tuần. Nếu kết quả cho thấy IgM vẫn dương tính, IgG bắt đầu xuất hiện thì chắc chắn thai phụ đã bị nhiễm virus rubella. Nếu IgM dương tính, IgG âm tính thì kết quả IgM là không đặc hiệu. Thai phụ dưới 12 tuần tuổi mà có chỉ số IgM dương tính thì khả năng là thai bị nhiễm hoặc không bị nhiễm, nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con ở giai đoạn này là 80%. Trẻ lây nhiễm virus trong giai đoạn này có nguy cơ bị hội chứng rubella bẩm sinh rất cao.

Nếu chỉ số IgM dương tính, IgG dương tính: trường hợp này thường ít gặp hơn. Có nhiều khả năng là dương tính giả do thai phụ mới bị nhiễm siêu vi nào đó.Thai phụ cần được theo dõi và thực hiện xét nghiệm IgM và IgG , sau 2 đến 3 lần mà kết quả các chỉ số vẫn giữ nguyên thì thai phụ có thể hoàn toàn yên tâm.

Nếu IgM âm tính và IgG âm tính có thể thai phụ chưa từng bị nhiễm Rubella và có nguy cơ bị mắc Rubella, thời gian này thai phụ cần phải được theo dõi thường xuyên để xử lý nếu bị nhiễm rubella. Kết quả này cũng có thể cho thấy bệnh nhân bị nhiễm rubella nhưng đang trong thời gian ủ bệnh và các kháng thể IgM và IgG chưa được tạo ra. Vì vậy, bạn nên thực hiện xét nghiệm lại sau khoảng 2-3 tuần.

* Nguồn tham khảo: Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec

>> Có thể bạn quan tâm:

———–—–

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENCARE

☎️ Hotline: 0971.883.288
🚑 Hệ thống lấy mẫu tại nhà trên toàn quốc
🌐 Website: www.gencarevn.com
🔗 Fanpage: fb.com/gencarevn
🏢 Địa chỉ: Số 31 Ngõ 18 Đường Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan

GÓI XÉT NGHIỆM NIPT – SÀNG LỌC TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN TẠI GENCARE

GENCAREVN.com – Sàng lọc trước sinh không xâm lấn là phương pháp kiểm tra sức...

Xem thêm
CÓ NÊN SÀNG LỌC GEN DI TRUYỀN TRƯỚC KHI MANG THAI?

GENCAREVN.com – Tất cả các cặp vợ chồng đều nên thực hiện sàng lọc gen...

Xem thêm
BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

GENCAREVN.com – Bất thường di truyền nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến gây...

Xem thêm
Fanpage Messenger Gọi ngay Zalo Bản đồ Youtube