Rubella là một bệnh truyền nhiễm tương đối lành tính, tuy nhiên để lại hậu quả nặng nề đối với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu mắc rubella khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, có nguy cơ cao sinh con bị dị tật bẩm sinh.

1. Thông tin về bệnh Rubella

Mẹ bầu mắc rubella khi mang thai

Rubella hay bệnh Rubeon (hoặc sởi Đức) do virus Rubella gây nên và thường xuất hiện vào đông, mùa xuân. Virus khiến người bệnh bị sốt phát ban lành tính và dễ dàng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp. 

Rubella không quá nguy hiểm đối với người mắc nhưng lại rất nghiêm trọng đối với bà bầu. Mẹ nhiễm virus Rubella thường chỉ biểu hiện sốt nhẹ hoặc hầu như không có bất cứ biểu hiện lâm sàng nên không được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nguy cơ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh và hội chứng Rubella bẩm sinh là rất cao.

Mức độ ảnh hưởng của bệnh sẽ phụ thuộc vào thời điểm thai phụ nhiễm bệnh. Nếu thai phụ mắc Rubella trong 20 tuần đầu của thai kỳ, virus sẽ được truyền nhiễm sang cho em bé qua bánh nhau gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí những trường hợp mẹ bầu nhiễm rubella trong 3 tháng đầu, bác sĩ thường phải tư vấn đình chỉ thai kỳ vì vấn đề sức khỏe của cả mẹ và bé.

Từ tuần thai thứ 20 trở đi, nếu mẹ bầu bị nhiễm virus Rubella thì không cần quá lo lắng vì hầu như bệnh không còn ảnh hưởng nhiều đến thai nhi.

2. Hội chứng Rubella bẩm sinh 

Trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh nếu mẹ mắc rubella khi mang thai

Khi mẹ bị nhiễm Rubella thì virus có thể xâm nhập vào bào thai và gây ra những tác động xấu đến sự phát triển của bào thai. Trong đó, điển hình nhất là hội chứng Rubella bẩm sinh.

Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ có những biểu hiện như sinh thiếu tháng, thiếu cân, đầu nhỏ, đục thủy tinh thể, viêm phổi, viêm não,….Hằng năm trên thế giới có khoảng 700.000 trẻ sơ sinh tử vong vì mắc hội chứng Rubella bẩm sinh.

Ở mỗi thời điểm của thai kỳ, khả năng mắc hội chứng Rubella bẩm sinh ở thai nhi thay đổi với tỷ lệ khác nhau. Nếu mẹ mắc Rubella khi thai <12 tuần tuổi thì tỷ nguy cơ bé sinh ra bị Rubella bẩm sinh có thể lên tới 80%. Nhưng tỷ lệ này sẽ giảm xuống 54% nếu mẹ bị nhiễm bệnh khi thai nhi ở giai đoạn 13-14 tuần tuổi, 35% khi thai nhi ở tuần thứ 13-16. Sau tuần thứ 20, nếu mẹ bị nhiễm Rubella thì nguy cơ gây ra Rubella bẩm sinh ở trẻ là không đáng kể. 

Thống kê cho thấy rằng, khoảng 70-90% hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ là do mẹ bị nhiễm Rubella trong giai đoạn đầu thai kỳ.

3. Triệu chứng phát hiện mắc Rubella khi mang thai

Bệnh Rubella có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em nhưng đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Thời gian ủ bệnh là khoảng 2 tuần. Khi phát bệnh, người bình thường có dấu hiệu sốt phát ban kèm theo mệt mỏi, sốt nhẹ, nhức đầu, sưng hạch và các nốt ban sẽ lặn trong khoảng từ 1 đến 7 ngày. 

Ngược lại đối với phụ nữ có thai, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, thậm chí không có dấu hiệu phát ban. Nhiều trường hợp mẹ không có triệu chứng hoặc chỉ bị sốt nhẹ nên thường bị nhầm với ốm sốt thông thường. Do đó, mẹ nên đi khám bác sĩ để kiểm tra dự phòng các nguy cơ mắc Rubella nếu cảm thấy cơ thể có dấu hiệu sốt, mệt mỏi hơn bình thường.

4. Điều trị Rubella khi mang thai

Vì mẹ bầu mắc Rubella khiến thai nhi có nguy cơ rất cao mắc dị tật và hội chứng Rubella bẩm sinh nên những trường hợp nhiễm Rubella khi mang thai trong 3 tháng đầu thì sẽ được bác sĩ tư vấn đình chỉ thai kỳ.

Đối với những phụ nữ mang thai bị tái nhiễm Rubella, tức là đã từng bị nhiễm Rubella trước đó hoặc đã tiêm chủng Rubella từ trước khi mang thai thì không cần quá lo lắng vì cơ thể mẹ đã có kháng thể chống lại bệnh. Lúc này virus Rubella sẽ không còn khả năng ảnh hưởng tới em bé trong bụng.

Nếu thai phụ có xét nghiệm dương tính với virus Rubella lần đầu thì cần bình tĩnh vì không phải bất cứ các trường hợp nhiễm Rubella khi mang thai nào cũng phải bỏ thai. Quyết định có nên đình chỉ thai kỳ hay không phải có ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa thận trọng. Ngoài ra, việc thăm khám và nhận đầy đủ tư vấn từ các bác sĩ còn giúp thai phụ có những thông tin hữu ích cho cả mẹ và con được khỏe mạnh.

5. Bệnh Rubella khi mang thai có phòng ngừa được không?

cách phòng tránh bệnh rubella khi mang thai

Hiện nay, Rubella chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn nhiễm virus Rubella vẫn là thực hiện tiêm phòng chủ động vắc-xin ngừa Rubella.

Đối với những chị em đang có ý định sinh con thì nên tiến hành xét nghiệm miễn dịch với Rubella để biết xem mình đã tiêm chủng Rubella hay chưa. Trong trường hợp chưa tiêm vắc xin Rubella thì nên tiến hành tiêm ngừa trước khi thụ thai 3 tháng, vì nếu tiến hành tiêm vắc-xin trong thai kỳ vẫn có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi.

Bên cạnh đó, khi mang thai chị em phụ nữ cũng cần lưu ý:

  • Luôn giữ vệ sinh môi trường, ngoại cảnh, phòng ốc thông thoáng. Giữ vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống, mang khẩu trang khi ra đường. Tránh tập trung đông người trong thời gian có dịch xảy ra.
  • Tránh tiếp xúc với các nguồn lây bệnh đặc biệt là với người đang nhiễm Rubella, người có biểu hiện cúm, phát ban,vv… vì đây là virus lây truyền qua đường hô hấp nên rất dễ truyền từ người này sang người khác.
  • Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung dinh dưỡng và rèn luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ hoặc yoga…
  • Nếu cơ thể có biểu hiện sốt và phát ban thì cần tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Rubella là một trong những bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm cho thai kỳ của mẹ do đó mỗi phụ nữ mang thai cần chủ động phòng ngừa để có một thai kỳ khỏe mạnh.

>> Có thể bạn quan tâm:

———–—–

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENCARE

☎️ Hotline: 0971.883.288
🚑 Hệ thống lấy mẫu tại nhà trên toàn quốc
🌐 Website: www.gencarevn.com
🔗 Fanpage: fb.com/gencarevn
🏢 Địa chỉ: Số 31 Ngõ 18 Đường Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan

GÓI XÉT NGHIỆM NIPT – SÀNG LỌC TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN TẠI GENCARE

GENCAREVN.com – Sàng lọc trước sinh không xâm lấn là phương pháp kiểm tra sức...

Xem thêm
CÓ NÊN SÀNG LỌC GEN DI TRUYỀN TRƯỚC KHI MANG THAI?

GENCAREVN.com – Tất cả các cặp vợ chồng đều nên thực hiện sàng lọc gen...

Xem thêm
BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

GENCAREVN.com – Bất thường di truyền nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến gây...

Xem thêm
Fanpage Messenger Gọi ngay Zalo Bản đồ Youtube