GENCAREVN.com – Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu sẽ cần làm các xét nghiệm máu phổ biến bao gồm công thức máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm nhóm máu và yếu tố Rh, xét nghiệm viêm gan B, sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và sàng lọc dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tất cả đều nhằm mục đích đánh giá sức khỏe của mẹ và của em bé đang phát triển.

1. Xét nghiệm nhóm máu, yếu tố Rh và sàng lọc kháng thể

Xét nghiệm nhóm máu là xét nghiệm quan trọng đầu tiên mà tất cả phụ nữ mang thai nên thực hiện để xác định nhóm máu phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai và sinh nở. Đồng thời, thông qua xét nghiệm này, ta còn có thể xác định yếu tố Rh+, Rh- để phát hiện và tầm soát những bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi. 

Trong thai kỳ, máu của mẹ và thai nhi được trao đổi lẫn nhau qua nhau thai. Nếu người mẹ mang nhóm máu RH- trong khi thai nhi mang yếu tố RH+ được di truyền từ bố, cơ thể mẹ lúc này có thể sẽ tạo ra các kháng thể chống lại yếu tố RH+ của thai nhi. Sự bất đồng nhóm máu này dẫn đến tình trạng thiếu máu, tan máu bẩm sinh ở thai nhi, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và bé.

Kiểm tra sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi

Sự nguy hiểm của bất đồng nhóm máu có thể không xảy ra ở lần đầu sinh con vì máu mẹ chưa kịp sinh ra kháng thể chống lại hồng cầu của thai nhi lần đầu. Nhưng sự nguy hiểm chắc chắn sẽ tăng lên ở các lần sinh sau đó, các kháng thể từ máu cơ thể mẹ sản xuất ra sẽ làm hủy hoại hồng cầu của em bé có yếu tố Rh+.

Việc chủ động phòng ngừa nguy cơ bất đồng nhóm máu khi mẹ có yếu tố Rh- là cực kỳ quan trọng. Mẹ bầu cần được tiêm ngừa miễn dịch Rh trong khoảng từ tuần thai thứ 25 đến 28. Loại miễn dịch này có chức năng bảo vệ các tế bào của thai nhi mang yếu tố Rh+ trong máu mẹ, ngăn ngừa chúng bị nhận diện như vật thể lạ.

2. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC)

Công thức máu toàn bộ (CBC) là một xét nghiệm máu được sử dụng để kiểm tra, đánh giá sức khỏe tổng thể, chẩn đoán các bệnh lý máu, đồng thời theo dõi điều trị, và đánh giá sự ảnh hưởng của các tình trạng khác nhau đến bệnh nhân.

Các xét nghiệm công thức máu toàn bộ đo một số thành phần và đặc điểm của máu bao gồm: 

  • Tế bào hồng cầu.
  • Tế bào bạch cầu.
  • Tiểu cầu.
  • Hemoglobin, protein vận chuyển oxy trong tế bào hồng cầu.
  • Tỷ lệ tế bào hồng cầu với thành phần chất lỏng, hoặc huyết tương trong máu.

Sự tăng giảm bất thường về số lượng tế bào trong kết quả xét nghiệm công thức máu toàn bộ có thể có một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Các bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số cụ thể trong kết quả xét nghiệm để xác định và đề xuất các xét nghiệm chuyên sâu hơn nhằm làm rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Đối với phụ nữ mang thai, xét nghiệm máu toàn bộ giúp mẹ phòng tránh thiếu máu trong thai kỳ.

3. Xét nghiệm Rubella

Xét nghiệm Rubella (IgM và IgG) thường được thực hiện cho những phụ nữ mang thai chưa được tiêm vắc-xin Rubella và chưa từng mắc bệnh rubella trước khi mang thai. Thời điểm vàng để thực hiện xét nghiệm rubella là khoảng 7-10 tuần thai kỳ. Không nên xét nghiệm ở tuổi thai > 16 tuần vì khó giải thích kết quả và thai lớn cũng khó giải quyết.

Bệnh Rubella tuy không ảnh hưởng không nhiều đến người bình thường nhưng có thể tác động đến sự phát triển của thai nhi và gây tình trạng dị tật thai nhi. Xét nghiệm Rubella giúp thai phụ phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, tránh biến chứng thai kỳ.

4. Xét nghiệm viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác

Viêm gan B (HBV) có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe của thai nhi theo nhiều cách:

  • Lây Nhiễm Sang Thai Nhi: Nếu phụ nữ mang thai mắc viêm gan B sẽ có nguy cơ cao truyền virus sang cho thai nhi. Thai nhi có thể mắc bệnh từ mẹ qua việc tiếp xúc với máu, nước mắt, nước mũi, hoặc các chất lỏng khác trong quá trình sinh nở.
  • Biến chứng bệnh: Thai nhi mắc bệnh viêm gan B từ mẹ có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ viêm gan, xơ gan, và thậm chí là ung thư gan trong tương lai.
  • Phát Triển Chậm: Viêm gan B có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây ra tình trạng phát triển chậm và thậm chí có thể tăng nguy cơ sinh non nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Lây truyền chéo: Nếu thai nhi bị nhiễm bệnh có thể lây siêu vi khuẩn sang người khác, có thể là nguồn lây nhiễm cho người khác trong gia đình sau khi sinh.

Chính vì những lý do nêu trên, việc tầm soát viêm gan B ở phụ nữ mang thai là vô cùng cần thiết, nhằm tránh lây truyền cho con trẻ khi đã phát hiện trước là có mang mầm bệnh.

Bên cạnh virus viêm gan B, phụ nữ mang thai cũng cần tiến hành xét nghiệm những bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con khác như: HIV, bệnh giang mai, bệnh lậu, Chlamydia,…. Bởi vì khi một đứa trẻ sinh ra từ người mẹ mắc những bệnh này đều có khả năng cao bị lây nhiễm từ mẹ qua dịch âm đạo, máu huyết,….

5. Xét nghiệm nước tiểu

Đây là một loại xét nghiệm mà bà bầu tuyệt đối không được bỏ qua trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mang lại nhiều thông tin quan trọng để đảm bảo mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh:

Chẩn Đoán Tiểu Đường Thai Kỳ: Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện sự tăng đường huyết ở mẹ và giúp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như phương hướng điều trị.

Theo dõi sức khỏe thai nhi: Xét nghiệm nước tiểu có thể cung cấp thông tin về sức khỏe của thai nhi. Các chỉ số như protein, đường, và các chất khác trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe thai nhi.

xét nghiệm nước tiểu trong 3 tháng đầu thai kỳ

6. Xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật

Từ thời điểm tuần 11 – 14 của thai kỳ, thai phụ có thể sàng lọc tiền sản giật bao gồm đo huyết áp, siêu âm đo Doppler động mạch tử cung và lấy máu xét nghiệm.

7. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn phát triển đặc biệt quan trọng của thai nhi. Các cơ quan bộ phận của em bé bắt đầu hình thành trong giai đoạn này do đó nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cũng bắt đầu hình thành (nếu có). Vì vậy, xét nghiệm sàng lọc dị tật trong 3 tháng đầu thai kỳ là vô cùng quan trọng.

Hiện nay có 2 loại xét nghiệm tầm soát không cần xâm lấn thai phụ có thể dễ dàng thực hiện trong 3 tháng đầu là Double Test và NIPT: 

Xét nghiệm Double Test:

  • Thứ nhất là mẹ bầu sẽ được siêu âm đo độ mờ da gáy, nếu kết quả của mẹ trong giới hạn bình thường sẽ được lấy máu để làm xét nghiệm Double-test. 
  • Xét nghiệm Double test

Thời gian thực hiện 2 bước sàng lọc này là trong giai đoạn từ 11 tuần đến 14 tuần của thai kỳ. Kết quả sẽ kết hợp các thông tin bao gồm tuổi mẹ, siêu âm độ mờ da gáy và xét nghiệm máu Double-test để đánh giá nguy cơ cho thai kỳ là nguy cơ thấp hay cao.

Xét nghiệm NIPT

Sàng lọc trước sinh NIPT có thể được thực hiện ngay từ tuần thai thứ 9 cho đến hết thai kỳ, không phân biệt tuổi mẹ, tuổi thai, trường hợp mang thai hộ hay mang thai từ IVF,… 

Xét nghiệm NIPT chỉ cần lấy 7 - 10 ml máu tĩnh mạch mẹ

Đây là phương pháp phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền mà thai nhi có thể mắc phải. Độ chính xác của NIPT đạt tới 99.9% giúp đánh giá nguy cơ thai nhi có hay không mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp (Down, Edwards, Patau), các hội chứng do bất thường nhiễm sắc thể giới tính, các hội chứng do đột biến vi mất đoạn và bất thường số lượng trên toàn bộ các nhiễm sắc thể. 

Một lợi thế của NIPT đó là mẹ có thể thực hiện sớm nhất trong tất cả các loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh với độ chính xác cao nhất. Trong trường hợp mẹ đã làm xét nghiệm NIPT thì không cần phải tiến hành thêm các xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn khác như Double Test. 

Trên hành trình thiêng liêng của mỗi mẹ bầu, Trung tâm xét nghiệm GENCARE luôn mong muốn được đồng hành, sẻ chia giúp thai kỳ suôn sẻ và con yêu chào đời khỏe mạnh. Nếu cha mẹ muốn tìm địa chỉ xét nghiệm sàng lọc NIPT uy tín cho con, hãy liên hệ tới số hotline của GENCARE 0971 883 288 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

>> Xem thêm:

—————–

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENCARE
☎️ Hotline: 0971.883.288
🚑 Hệ thống lấy mẫu tại nhà trên toàn quốc
🌐 Website: www.gencarevn.com
🔗 Fanpage: fb.com/gencarevn
🏢 Địa chỉ: Số 31 Ngõ 18 Đường Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan

GÓI XÉT NGHIỆM NIPT – SÀNG LỌC TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN TẠI GENCARE

GENCAREVN.com – Sàng lọc trước sinh không xâm lấn là phương pháp kiểm tra sức...

Xem thêm
CÓ NÊN SÀNG LỌC GEN DI TRUYỀN TRƯỚC KHI MANG THAI?

GENCAREVN.com – Tất cả các cặp vợ chồng đều nên thực hiện sàng lọc gen...

Xem thêm
BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

GENCAREVN.com – Bất thường di truyền nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến gây...

Xem thêm
Fanpage Messenger Gọi ngay Zalo Bản đồ Youtube