GENCAREVN.com – Rau tiền đạo là một biến chứng sản khoa nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và em bé. Vì vậy việc hiểu rõ và nắm được các biện pháp phòng ngừa rau tiền đạo là rất cần thiết cho thai kỳ an toàn khỏe mạnh.

1. Thông tin về rau tiền đạo

Nhau thai hay bánh nhau được hình thành từ rất sớm cùng với sự phát triển của thai nhi. Hình dáng giống như một chiếc đĩa có đường kính khoảng 20-25cm, dày khoảng 2,5-3cm, mỏng dần về phía rìa và có cân nặng khoảng 500-600g. Bánh nhau là cơ quan kết nối trực tiếp với rốn của thai nhi, được gọi là dây rốn, có chiều dài 35-60cm. 

Vị trí bám của bánh nhau ở mỗi thai phụ là không giống nhau. Tuy nhiên nhìn chung bánh nhau thường bám bám vào mặt trước, mặt sau hoặc đáy tử cung. Trong trường hợp tử cung người mẹ có sẹo mổ cũ hay dị dạng, đa thai, viêm niêm mạc tử cung, mang thai nhiều lần hay đã từng nạo phá thai, bánh rau sẽ bám thấp hẳn xuống che lấp một phần hay toàn bộ cổ tử cung gây cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ. Tình trạng này gọi là rau tiền đạo hoặc nhau tiền đạo.

Rau tiền đạo

Căn cứ vào vị trí bám của bánh rau, rau tiền đạo được chia thành 4 loại:

  • Rau tiền đạo bám thấp.
  • Rau tiền đạo bám mép.
  • Rau tiền đạo bán trung tâm.
  • Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn.

2. Dấu hiệu nhận biết

Biểu hiện dễ quan sát nhất của nhau tiền đạo là xuất huyết âm đạo, không đi kèm triệu chứng đau bụng. Máu có màu đỏ loãng, lượng máu có thể ít hoặc nhiều, đôi khi xuất kèm máu cục. 

Xuất huyết xảy ra nhiều lần. Khoảng cách giữa các lần được rút ngắn, lượng máu lần sau nhiều hơn lần trước. Việc mất máu khiến thai phụ bị thiếu máu cơ thể mệt mỏi, xanh xao.

3. Rau tiền đạo có nguy hiểm không?

biến chứng nguy hiểm của rau tiền đạo

Rau tiền đạo có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

– Đối với người mẹ:

+ Nhau tiền đạo gây chảy máu khi có sự bong tách, xóa mở cổ tử cung và có thể dẫn đến xuất huyết ồ ạt. Vì vậy nếu không được chẩn đoán trước và theo dõi tại bệnh viện để xử trí kịp thời khi chuyển dạ, sản phụ có thể tử vong do mất máu nhiều dẫn đến sốc.

+ Nguy cơ cắt tử cung, tổn thương hệ niệu.

+ Tăng nguy cơ nhiễm trùng, rối loạn đông máu, thiếu máu nặng phải truyền máu.

– Đối với thai nhi:

+ Nguy cơ mổ bắt thai sớm. Do chưa đủ tháng đủ ngày nên thai nhi gặp nhiều vấn đề về phổi, suy hô hấp… tỉ lệ tử vong cao.

+ Trẻ sơ sinh bị thiếu máu.

+ Việc bánh nhau thai nằm ở phần dưới tử cung khiến thai nhi khó xoay đầu xuống, dẫn đến tình trạng bất thường ngôi thai như ngôi thai ngược (ngôi mông hoặc ngôi ngang).

4. Cách dự phòng rau tiền đạo

Rau tiền đạo được chẩn đoán bằng siêu âm thai. Đây là phương pháp dễ dàng, nhanh chóng và chính xác nhất để chẩn đoán nhau tiền đạo.

Các bác sĩ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhau tiền đạo ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra khả năng mắc nhau tiền đạo ở các đối tượng mẹ bầu có nguy cơ cao hơn bao gồm:

– Phụ nữ sinh nhiều lần;

– Tiền sử nạo phá thai hoặc sẩy thai nhiều lần;

– Mắc các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm tử cung…

Do đó, để phòng ngừa rau tiền đạo, phụ nữ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Có biện pháp tránh thai phù hợp, hạn chế việc nạo phá thai.

– Giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt.

– Giữ gìn vệ sinh khi sinh đẻ.

– Quản lý thai nghén chặt chẽ, thăm khám thai định kỳ. Khi có các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là xuất huyết âm đạo, cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế có chuyên khoa sản.

– Không nên sinh đẻ nhiều.

5. Mẹ bầu cần làm gì khi biết mình bị nhau tiền đạo?

Đối với trường hợp rau tiền đạo không triệu chứng: Mẹ có thể tự theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu đau bụng hoặc xuất huyết âm đạo thì cần nhập viện ngay. Để giảm nguy cơ cho thai nhi, các bác sĩ sẽ:

  • Dùng thuốc hỗ trợ phổi cho thai từ 28-34 tuần tuổi
  • Xác định thời điểm sinh mổ chủ động là khoảng 36-37 tuần tuổi thai

Trường hợp rau tiền đạo ra huyết âm đạo ít và thai chưa trưởng thành: Mẹ cần thăm khám bác sĩ sản khoa để nhập viện điều trị. Tuy nhiên, thai phụ có thể xuất viện khi không còn ra huyết âm đạo trong vòng 48 giờ và không kèm theo bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác. Để giảm nguy cơ cho mẹ và thai nhi, các bác sĩ sẽ:

– Cố gắng dưỡng thai đến 34 tuần tuổi. Sau 34 tuần bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích của mẹ và thai nhi với nguy cơ mất máu ồ ạt để quyết định nên tiếp tục dưỡng thai hay nên chấm dứt thai kỳ.

– Dùng thuốc hỗ trợ phổi khi thai được 28-34 tuần tuổi.

– Truyền máu nếu có chỉ định.

– Trong trường hợp bất khả kháng, bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thai kỳ nếu thai phụ có sinh ngả âm đạo (tình trạng rau bám thấp và ngôi đầu) hoặc mổ lấy thai nếu là các thể nhau tiền đạo khác.

Trường hợp rau tiền đạo ra huyết âm đạo nhiều: Đây là tình trạng nguy hiểm nhất do đó thai phụ cần nhập viện theo dõi chặt chẽ. Bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch, truyền máu chống sốc. Trường hợp xuất huyết không tự cầm, thai phụ có thể phải thắt động mạch tử cung khi cần hoặc cắt tử cung toàn phần, đặc biệt khi có nhau cài răng lược.

Nếu mẹ bầu được chẩn đoán có rau tiền đạo hãy chủ động theo dõi chặt chẽ và nhập viện ngay lập tức khi có dấu hiệu ra máu bất thường.

>> Có thể bạn quan tâm:

———–—–

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENCARE
☎️ Hotline: 0971.883.288
🚑 Hệ thống lấy mẫu tại nhà trên toàn quốc
🌐 Website: www.gencarevn.com
🔗 Fanpage: fb.com/gencarevn
🏢 Địa chỉ: Số 31 Ngõ 18 Đường Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan

GÓI XÉT NGHIỆM NIPT – SÀNG LỌC TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN TẠI GENCARE

GENCAREVN.com – Sàng lọc trước sinh không xâm lấn là phương pháp kiểm tra sức...

Xem thêm
CÓ NÊN SÀNG LỌC GEN DI TRUYỀN TRƯỚC KHI MANG THAI?

GENCAREVN.com – Tất cả các cặp vợ chồng đều nên thực hiện sàng lọc gen...

Xem thêm
BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

GENCAREVN.com – Bất thường di truyền nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến gây...

Xem thêm
Fanpage Messenger Gọi ngay Zalo Bản đồ Youtube