GENCAREVN.comHội chứng Klinefelter là một trong 4 hội rối loạn nhiễm sắc thể giới tính phổ biến, chiếm 2/3 các bất thường NST ở bệnh nhân hiếm muộn nam với tỷ lệ 1/650 bé trai sơ sinh. Hội chứng Klinefelter dẫn đến lượng testosterone ở nam giới giảm nghiêm trọng, gây vô sinh.

1. Tổng quan về Hội chứng Klinefelter

Hội chứng Klinefelter, còn được gọi là 47,XXY, là một tình trạng nhiễm sắc thể chỉ ảnh hưởng đến nam giới. Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Klinefelter có sự khác nhau. Trong một số trường hợp, các triệu chứng không rõ ràng đến mức bệnh không được chẩn đoán cho đến tuổi dậy thì hoặc tuổi trưởng thành. Thống kê cho thấy có tới 65% số người mắc hội chứng Klinefelter không biết bản thân bị bệnh.

Những người mắc hội chứng Klinefelter thường có tinh hoàn nhỏ do đó sản xuất không đủ lượng testosterone (suy tinh hoàn nguyên phát). Testosterone là hormone chỉ đạo sự phát triển giới tính của nam giới trước khi sinh và trong tuổi dậy thì. Một số trường hợp bệnh nhân mắc chứng tinh hoàn ẩn (cryptorchidism). Nếu không điều trị, tình trạng thiếu hụt testosterone có thể khiến bệnh nhân dậy thì muộn hoặc không phát triển toàn diện. Các đặc điểm bao gồm ngực to (gynecomastia), giảm khối lượng cơ, giảm mật độ xương, suy nhược cơ thể. Hầu hết nam giới mắc bệnh Klinefelter bị vô sinh, tuy nhiên tin vui là các phương pháp tiên tiến hiện nay có thể hỗ trợ người bệnh có con bình thường.

2. Triệu chứng

Thông thường hội chứng Klinefelter rất khó phân biệt. Những người bị ảnh hưởng thường không có dấu hiệu đặc trưng quá rõ ràng, thậm chí một số trường hợp không biểu hiện bệnh ra hình thái bên ngoài.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, hội chứng Klinefelter khiến các bé trai có dấu hiệu yếu cơ, chậm phát triển về vận động và trí tuệ như chậm biết bò, đi, nói… so với trẻ cùng độ tuổi, tính cách khép kín và tinh hoàn không xuống bìu. 

Giai đoạn dậy thì và trưởng thành, dấu hiệu điển hình là dáng người cao, tay chân dài, tuy nhiên cũng có trường hợp nam giới có hình thái bình thường. Triệu chứng thường thấy là tinh hoàn không phát triển, lông tóc ít, mào tinh hoàn có thể lớn hơn tinh hoàn, tinh hoàn teo nhỏ và cứng do sự hyaline và xơ hóa, tuyến vú to, dáng người giống nữ, FSH tăng cao, testosterone thấp, giảm ham muốn về tình dục và thường vô sinh, hiếm muộn vì không có tinh trùng.

3. Tỷ lệ mắc bệnh

Hội chứng Klinefelter có tần số mắc bệnh khoảng 1/650 bé trai sơ sinh. Đây là một trong 4 hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính phổ biến nhất. Ở thời kỳ trẻ sơ sinh bệnh sẽ không có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu vì vậy khó nhận biết thông qua việc quan sát bên ngoài.

4. Nguyên nhân của Hội chứng Klinefelter

Hội chứng Klinefelter là một rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở những người được xác định là nam khi mới sinh do có thêm một nhiễm sắc thể X trong tế bào. Con người thường có 46 nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào, hai trong số đó là nhiễm sắc thể giới tính. Nữ giới thường có hai nhiễm sắc thể X (46, XX) và nam giới thường có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y (46, XY). Tuy nhiên những người mắc hội chứng Klinefelter có thêm một nhiễm sắc thể X, với tổng số 47 nhiễm sắc thể (47, XXY).

90% bệnh nhân Klinefelter có dạng nhiễm sắc thể đồ là 47, XXY. Ngoài ra Klinefelter còn có nhiễm sắc thể dạng khảm như 46, XY/47, XXY, và các lệch bội khác như 48, XXXY, và 49, XXXXY. Việc xuất hiện thêm nhiễm sắc thể X là do ngẫu nhiên và do sự không phân tách trong quá trình giảm phân hoặc không phân tách sau hợp tử. Mức độ nặng của kiểu hình thường sẽ tương quan với số lượng NST X được thêm vào.

Theo các nghiên cứu, nguồn gốc NST bất thường từ bố chiếm khoảng 53%, 34% do rối loạn giảm phân I ở mẹ, 9% do rối loạn giảm phân II ở mẹ và 3% còn lại do rối loạn phân cắt hợp tử. Tuổi mẹ cao làm tăng bất thường ở giảm phân I. Việc có thêm một NST X dẫn tới quá trình hyalin hóa và xơ hóa tinh hoàn, giảm khả năng sinh tinh, gây bất thường ở cơ quan sinh dục và vô sinh. Số NST X tăng lên kéo theo mức độ tàn tật về trí tuệ và dị tật cũng sẽ tăng lên.

5. Klinefelter có nguy hiểm không?

Trẻ mắc hội chứng Klinefelter có thể có trương lực cơ thấp (nhược cơ), chậm phát triển các kỹ năng vận động, chẳng hạn như ngồi, đứng và đi. Các bé trai mắc hội chứng Klinefelter gặp khó khăn trong học tập, chậm phát triển ngôn ngữ cũng như các vấn đề liên quan đến khả năng đọc, nói.

Những người mắc hội chứng Klinefelter có xu hướng lo lắng, trầm cảm, suy giảm kỹ năng xã hội, các vấn đề về hành vi như cảm xúc non nớt và bốc đồng, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và hạn chế kỹ năng giải quyết vấn đề. Khoảng 10% bé trai và nam giới mắc hội chứng Klinefelter có chứng rối loạn phổ tự kỷ .

Gần một nửa số nam giới mắc hội chứng Klinefelter xuất hiện hội chứng chuyển hóa gồm một nhóm các tình trạng bao gồm bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. So với nam giới trưởng thành bình thường, bệnh nhân Klinefelter cũng tăng nguy cơ phát triển chứng run không tự chủ, ung thư vú (nếu chứng to vú ở nam giới phát triển), loãng xương và các rối loạn tự miễn dịch như bệnh lupus ban đỏ hệ thống và bệnh thấp khớp, viêm khớp.

6. Chẩn đoán Klinefelter

Chẩn đoán hội chứng Klinefelter thường được thực hiện hiện trước hoặc sau sinh bằng nhiễm sắc thể đồ hoặc microarray. 

Giai đoạn trước sinh, thai phụ có thể tìm đến các phương pháp xâm lấn như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để xác định chính xác thai nhi có mắc Klinefelter hay không, tuy nhiên mẹ bầu sẽ phải chấp nhận nhiều rủi ro dẫn đến sảy thai, vỡ ối sớm… Một phương pháp không xâm lấn thay thế hiện nay có thể khắc phục nhược điểm trên của chọc ối là xét nghiệm NIPT. NIPT có thể xác định các bất thường NST giới tính, giá trị dự đoán được công bố của phương pháp này với hội chứng Klinefelter là ~90%. 

Nếu kết quả NIPT cho thấy nguy cơ mắc bệnh cao, lúc này thai phụ bắt buộc cần làm thêm các xét nghiệm trước sinh và sau sinh khác có tính chính xác cao hơn như phương pháp xâm lấn.

Sau sinh, bệnh được chẩn đoán dựa vào những triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán xác định khi phân tích di truyền tế bào bộ NST, phân tích lai huỳnh quang tại chỗ, và/hoặc phân tích vi mảng nhiễm sắc thể.

7. Biện pháp phòng ngừa hội chứng Klinefelter

Trước những ảnh hưởng nguy hiểm của hội chứng này, nhiều người lo lắng liệu Klinefelter có thể phòng ngừa được không. Đáng tiếc, hội chứng Klinefelter không thể phòng ngừa vì đây là bệnh xảy ra do bất thường di truyền, đặc biệt phụ nữ tuổi càng cao càng có nguy cơ sinh con mắc các hội chứng dị tật, trong đó bao gồm hội chứng Klinefelter. Với phụ nữ mang thai sau năm 35 tuổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và lên kế hoạch mang thai và đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn. 

Hiện nay sàng lọc Klinefelter có thể thực hiện trước sinh trong bào thai với phương pháp NIPT. Trong trường hợp phát hiện trẻ có bất thường gợi ý triệu chứng của hội chứng này, bác sĩ sẽ lên kế hoạch chẩn đoán chuyên sâu và điều trị sớm sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và hạn chế các biến chứng.

Mặc dù không có cách nào để đặc trị hoàn toàn những bất thường nhiễm sắc thể giới tính do hội chứng Klinefelter, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp giảm thiểu tác động xấu của bệnh. Việc chẩn đoán và điều trị được bắt đầu càng sớm thì lợi ích càng lớn. Tuy nhiên không bao giờ là quá muộn để người bệnh bắt đầu điều trị.

Xem thêm: 

——
TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENCARE
☎️ Hotline: 0971.883.288
🚑 Hệ thống lấy mẫu tại nhà trên toàn quốc
🏢 Địa chỉ: Số 31 Ngõ 18 Đường Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan

GÓI XÉT NGHIỆM NIPT – SÀNG LỌC TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN TẠI GENCARE

GENCAREVN.com – Sàng lọc trước sinh không xâm lấn là phương pháp kiểm tra sức...

Xem thêm
CÓ NÊN SÀNG LỌC GEN DI TRUYỀN TRƯỚC KHI MANG THAI?

GENCAREVN.com – Tất cả các cặp vợ chồng đều nên thực hiện sàng lọc gen...

Xem thêm
BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

GENCAREVN.com – Bất thường di truyền nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến gây...

Xem thêm
Fanpage Messenger Gọi ngay Zalo Bản đồ Youtube