GENCAREVN.comTriệu chứng đau đầu khi mang thai không những khiến mẹ khó chịu, suy giảm sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới em bé trong bụng nếu không được điều trị thuyên giảm đúng cách. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục và một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe thai kỳ nếu như mẹ gặp phải tình trạng đau đầu kéo dài nhé!

mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai

1. Nguyên nhân mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị đau đầu khi mang thai, bao gồm:

Thay đổi hóc – môn trong cơ thể:

Khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể mẹ thay đổi dẫn đến nhiều triệu chứng trong đó có đau đầu. Theo thống kê có hơn 80% mẹ bầu có dấu hiệu đau đầu khi mang thai và trong số đó thì đến 60% thai phụ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thời điểm này cơ thể mẹ chưa kịp thích ứng ngay với các thay đổi nên các cơn đau đầu sẽ xuất hiện nhiều hơn trong tam cá nguyệt thứ nhất. Các biểu hiện dễ nhận biết như đau nhói đầu, đau một bên kèm theo ốm nghén và buồn nôn.

Mẹ bầu tăng cân nhanh:

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn em bé lớn nhanh và tăng trọng lượng nhiều nhất trong thai kỳ. Đây là nguyên nhân khiến quá trình lưu thông máu toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Việc thiếu máu lên não sẽ gây ra đau đầu ở mẹ bầu khi mang thai.

Thói quen sinh hoạt không khoa học:

Nhiều mẹ bầu có thói quen không tốt như lười uống nước, không ăn uống đúng bữa gây ra tình trạng hạ đường huyết gây đau đầu khi mang thai. Thường xuyên thức khuya, sử dụng các đồ uống có chất kích thích cũng gây căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ dẫn đến đau đầu.

Môi trường sống bị ô nhiễm tiếng ồn:

Môi trường sống của mẹ bầu cũng là một nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai. Cụ thể mẹ bầu sống gần môi trường nhiều tiếng ồn dễ khiến tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, khó ngủ và cảm thấy đau đầu.

2. Đau đầu khi mang thai có ảnh hưởng tới thai kỳ không?

Đau đầu khi mang thai có thể là dấu hiệu của bệnh lý

Các cơn đau đầu nhẹ sẽ đến rồi nhanh chóng biến mất, đặc biệt là khi bà bầu bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, hoặc sau khi sinh xong. Mẹ bầu không cần quá lo lắng về tình trạng này.

Tuy nhiên nếu tình trạng đau đầu trở nên trầm trọng khiến các mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi trong thai kỳ. 

Các mẹ cần theo dõi cơn đau đầu của mình để biết cách điều trị hiệu quả, cũng như chấm dứt cơn đau sớm nhất. Trong một số trường hợp mẹ bầu bị đau đầu dữ dội khi mang thai có thể là nguồn cơn của một số bệnh nguy hiểm như tiền sản giật ở thai phụ. Đặc biệt là đối với sản phụ ngoài 35 tuổi, cần được theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên nếu có dấu hiệu đau đầu khi mang thai.

3. Khi nào đau đầu khi mang thai trở nên nguy hiểm?

Một số thai phụ chỉ xuất hiện duy nhất tình trạng đau đầu, không kèm theo bất cứ triệu chứng nào khác. Tuy nhiên, không vì thế mà chị em có thể lơ là hiện tượng này vì mẹ bầu ở tuần thứ 24-26 thường có triệu chứng của tiền sản giật là nguyên nhân trực tiếp gây nên các cơn đau đầu. Nếu thấy đau đầu kèm theo những triệu chứng như: tiểu nhiều, tiểu ít, tiểu buốt rắt hoặc tiểu sẫm màu, thị lực giảm hay những vấn đề bất thường ở gan, thận thì thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác. Cụ thể:

  • Nhức đầu, đau đầu thường xuyên hoặc kéo dài, các cơn đau đầu đột ngột khi đang ngủ.
  • Sưng bàn chân, bàn tay, khuôn mặt.
  • Đau đầu kèm theo sốt cao, đau cứng cổ, rối loạn thị giác, buồn ngủ, cảm giác tê buốt.
  • Đau đầu kèm đau vùng bụng trên, đau vùng dưới xương sườn.
  • Đột ngột tăng cân mà không phải do trọng lượng của thai nhi.
  • Đau cổ, nghẹt mũi, đau răng, mắt mỏi.

4. Một số phương pháp chữa trị hiệu quả

Cách chữa trị đau đầu khi mang thai

Hãy thử áp dụng một số biện pháp sau để giảm thiểu cơn đau đầu trong thời kỳ mang thai:

– Mát-xa khu vực vai gáy, lưng cổ để giảm thiểu những cơn đau. Có thể sử dụng kết hợp với dầu khuynh diệp để tăng cao hiệu quả.

– Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình lưu thông máu và vận chuyển những khoáng chất quan trọng trong cơ thể. Bên cạnh nước lọc, mẹ cũng nên uống thêm các loại nước ép trái cây giúp tăng hương vị và bổ sung các vitamin cần thiết…

– Tắm nước ấm hoặc chườm nóng cũng là một cách giảm đau đầu khi mang thai nhanh chóng cho mẹ bầu. Tuy nhiên cần tránh tắm nước quá nóng và tắm quá lâu.

– Ngủ đủ giấc từ 7-10h/ ngày, bởi mẹ bầu cần được ngủ nhiều hơn, đặc biệt là khi bị đau đầu lúc mang thai, tuy nhiên ngủ trưa không nên quá 1 tiếng tránh mệt mỏi vào buổi chiều. Môi trường ngủ cần được yên tĩnh, không bị làm phiền bởi tiếng ồn, hoặc các thiết bị điện tử.

– Tập thể dục đều đặn để cơ thể được lưu thông, thoải mái, giảm bớt áp lực cho mẹ bầu khi bị đau đầu. Mẹ bầu có thể lựa chọn các bộ môn như Yoga, đi bộ, bơi lội, ngồi thiền…cũng đều rất tốt cho sức khỏe.

Nếu đã thử áp dụng các phương pháp trên nhưng cơn đau đầu vẫn không được thuyên giảm, mẹ hãy chủ động đến gặp bác sỹ ngay để có được hướng điều trị tốt nhất. Lưu ý không nên chủ quan trước các dấu hiệu bất thường của cơ thể.   

>> Có thể bạn quan tâm:

———–—–

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENCARE

☎️ Hotline: 0971.883.288
🚑 Hệ thống lấy mẫu tại nhà trên toàn quốc
🌐 Website: www.gencarevn.com
🔗 Fanpage: fb.com/gencarevn
🏢 Địa chỉ: Số 31 Ngõ 18 Đường Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan

GÓI XÉT NGHIỆM NIPT – SÀNG LỌC TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN TẠI GENCARE

GENCAREVN.com – Sàng lọc trước sinh không xâm lấn là phương pháp kiểm tra sức...

Xem thêm
CÓ NÊN SÀNG LỌC GEN DI TRUYỀN TRƯỚC KHI MANG THAI?

GENCAREVN.com – Tất cả các cặp vợ chồng đều nên thực hiện sàng lọc gen...

Xem thêm
BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

GENCAREVN.com – Bất thường di truyền nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến gây...

Xem thêm
Fanpage Messenger Gọi ngay Zalo Bản đồ Youtube