GENCAREVN.com – U nguyên bào thần kinh là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ em. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, do đó việc nắm rõ được thông tin về bệnh là rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về u nguyên bào là gì? Cũng như cách điều trị căn bệnh này như thế nào?

Bệnh u nguyên bào thần kinh là gì?

1. Bệnh u nguyên bào thần kinh là gì?

U nguyên bào thần kinh là một khối u ác tính rắn có nguồn gốc từ các tế bào thần kinh ở ngoại vi của não bộ. Ban đầu, khối u có thể xuất hiện ở các mô thần kinh gần khu vực cột sống cổ, ngực, bụng và khung chậu. Tuy nhiên, tế bào ác tính hầu hết sẽ phát triển ở tuyến thượng thận. Mỗi người có hai tuyến thượng thận, nằm ở cực trên của hai thận, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất các hormone cần thiết để điều chỉnh hoạt động cơ thể, như nhịp tim và huyết áp.

Nguyên bào thần kinh là các tế bào thần kinh chưa trưởng thành ở bào thai. Thông thường, nguyên bào thần kinh trải qua quá trình phát triển và biệt hóa thành tế bào thần kinh hoặc tế bào tủy thượng thận. Nếu quá trình phân tách này không diễn ra như bình thường sẽ phát triển thành u nguyên bào thần kinh.

Đáng lưu ý, đây là căn bệnh ung thư phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trong đó, tỉ lệ bé trai mắc phải bệnh này cao hơn ở bé gái. Khối u có thể hình thành từ thời kỳ bào thai, và đôi khi được phát hiện thông qua siêu âm thai. Tuy nhiên phần lớn trường hợp mắc u nguyên bào thần kinh chỉ được phát hiện sau khi ung thư đã di căn tới các phần khác của cơ thể, chẳng hạn như hạch bạch huyết, gan, phổi, xương, và tủy xương.

2. Yếu tố nguy cơ gây bệnh u nguyên bào thần kinh

Mặc dù vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân khiến u nguyên bào thần kinh phát triển, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

Độ tuổi 

Vì quá trình biệt tách nguyên bào thần kinh chỉ diễn ra trong giai đoạn bào thai hoặc còn sót lại trong vài năm đầu đời của trẻ. Do đó, các bất thường dẫn đến khối u nguyên bào hầu hết đều xảy ra ở trẻ nhỏ cũng như trẻ sơ sinh. Trong đó, thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Phần lớn trong số đó được bắt gặp ở các bé dưới 5 tuổi, còn các bé đã trên 10 tuổi thì ít gặp hơn.

Tuy nhiên, vẫn không loại trừ các trường hợp là người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu chẳng may xảy ra đột biến trong gen.

Tiền sử trẻ bị dị tật bẩm sinh 

Các trường hợp trẻ bị dị tật bẩm sinh như dị tật hệ thần kinh, mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ đối diện khả năng cao mắc bệnh ung thư hơn, không ngoại trừ bệnh u nguyên bào thần kinh.

Hoặc nếu trẻ gặp phải những rối loạn di truyền thì cũng có nguy cơ cao bị căn bệnh này.

Lối sống không lành mạnh 

Đây là một yếu tố nguy cơ cũng có thể liên quan đến tình trạng bệnh này. Việc sử dụng các chất kích thích hoặc sống trong môi trường độc hại khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho thai nhi. Hoặc là trong các trường hợp bệnh nhân người lớn cũng có nguy cơ mắc u nguyên bào thần kinh. Điều này đến từ các thói quen: hút thuốc lá, uống bia rượu quá nhiều,…

3. Triệu chứng của bệnh u nguyên bào thần kinh

Biểu hiện của bệnh u nguyên bào thần kinh

Như đã đề cập, khối u nguyên bào thần kinh thường chỉ được phát hiện khi đã tiến triển ở giai đoạn muộn. Hơn nữa, các triệu chứng gây ra bởi căn bệnh này khởi đầu một cách âm thầm. Đây là căn bệnh có khả năng xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào thuộc hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể bệnh nhân. Vì vậy đôi khi các triệu chứng thường dễ bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác.

Dưới đây là một số biểu hiện nổi bật giúp các bậc phụ huynh chủ động tham khảo để kịp thời phát hiện bệnh:

  • Nếu khối u xuất hiện ở bụng: bụng sẽ to lên cùng với tình trạng sốt, hiện tượng tiêu chảy, nước da trở nên xanh xao.
  • Nếu khối u xuất hiện ở vùng cổ: thường gây ho, khó thở. 
  • Nếu khối u ở ngực: có thể dẫn tới các vấn đề liên quan đến hô hấp hay khả năng nuốt, tình trạng nhiễm trùng, ho mãn tính.

Kèm theo đó, bệnh còn có các dấu hiệu cảnh báo khác như: 

  • Làm người bệnh bị sốt, cơ thể yếu ớt, mệt mỏi.
  • Xuất hiện tình trạng sụt cân.
  • Bị thiếu máu.  
  • Bị lồi mắt, xuất huyết quanh hốc mắt. 
  • Đau trong xương. 
  • Triệu chứng cận u: Mắt bị rung giật, co giật chi-thái dương.

4. Chẩn đoán và điều trị u nguyên bào thần kinh như thế nào?

  • Về phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ sẽ dựa trên bệnh sử và kết quả thu được sau khi thực hiện khám lâm sàng để đưa ra chẩn đoán ban đầu mang tính chất sơ bộ về trường hợp của người bệnh đó. Song song với đó, các phương pháp sau sẽ đảm bảo một kết luận chính xác, bao gồm: 

– Chẩn đoán hình ảnh: có thể cần siêu âm, chụp CT, chụp MRI hay xạ hình xương. 

– Làm các xét nghiệm: xét nghiệm tủy xương, xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm dấu ấn di truyền.

– Giải phẫu bệnh.

  • Về các phương pháp điều trị 

Sau khi đã có kết luận chẩn đoán một cách chính xác, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân không may đã mắc phải căn bệnh ung thư này. Theo đó, 3 phương pháp chính gồm có:

  • Hóa chất.
  • Tia xạ.
  • Làm phẫu thuật. 

Ngoài ra, để góp phần làm hạn chế diễn tiến của bệnh, các bệnh nhân có thể lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Duy trì cung cấp cho cơ thể một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp.
  • Việc dùng thuốc trong điều trị bệnh phải đúng theo hướng dẫn được bác sĩ đưa ra. Tránh tự ý uống loại thuốc chưa được chỉ định, hoặc uống tùy tiện, bỏ thuốc đã được kê đơn trong toa.
  • Đảm bảo đi tái khám bệnh định kỳ đúng như lịch hẹn từ bác sĩ.

>> Có thể bạn quan tâm:

———–—–

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENCARE
☎️ Hotline: 0971.883.288
🚑 Hệ thống lấy mẫu tại nhà trên toàn quốc
🌐 Website: www.gencarevn.com
🔗 Fanpage: fb.com/gencarevn
🏢 Địa chỉ: Số 31 Ngõ 18 Đường Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan

Bảng Giá Dịch Vụ Xét Nghiệm GENCARE

Bảng Giá Dịch Vụ Xét Nghiệm GENCARE Kính gửi Quý khách hàng ! Trung tâm...

Xem thêm
GÓI XÉT NGHIỆM NIPT – SÀNG LỌC TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN TẠI GENCARE

GENCAREVN.com – Sàng lọc trước sinh không xâm lấn là phương pháp kiểm tra sức...

Xem thêm
CÓ NÊN SÀNG LỌC GEN DI TRUYỀN TRƯỚC KHI MANG THAI?

GENCAREVN.com – Tất cả các cặp vợ chồng đều nên thực hiện sàng lọc gen...

Xem thêm
Fanpage Messenger Gọi ngay Zalo Bản đồ Youtube