GENCAREVN.com – Chủ đề giới tính của em bé luôn được nhiều thai phụ quan tâm. Nhiều người truyền tai nhau các mẹo dự đoán giới tính của em bé qua vị trí bám của bánh nhau. Vậy thực hư nhau bám mặt sau là con trai hay con gái?
1. Nhau bám mặt sau là gì?
Nhau thai là một bộ phận quan trọng nối thai nhi với tử cung của mẹ qua dây rốn, giúp cho thai nhi có thể phát triển được trong tử cung. Vị trí bám của bánh nhau là khác nhau ở mỗi thai phụ. Tuy nhiên, các trường hợp bất thường có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ và thậm chí gặp nguy hiểm đối với cả mẹ và bé.
Rau bám mặt sau là tình trạng nhau bám trên thành sau của tử cung và gần cột sống nhất. Đây là vị trí hoàn toàn bình thường và rất tốt, giúp cho mẹ bầu có thể cảm nhận được sự cử động của em bé sớm hơn và rõ ràng hơn. Khi siêu âm người mẹ sẽ nhận biết được tình trạng nhau thai bám ở trước hay sau bào thai trong quá trình thăm khám.
Trong quá trình thai nhi phát triển, bánh nhau có thể thay đổi vị trí so với ban đầu. Do đó, mẹ bầu vẫn nên chủ động thăm khám thai định kỳ để can thiệp kịp thời nếu phát hiện nhau thai di chuyển bất thường.
2. Nhau bám mặt sau là con trai đúng không?
Thực tế đây chỉ là một trong số những mẹo dân gian được chị em phụ nữ truyền tai nhau để đoán giới tính em bé. Do đó, vị trí bám của bánh nhau không có cơ sở khoa học nào chứng minh có liên quan tới giới tính của thai nhi trong bụng mẹ.
Các mẹ chỉ nên tham khảo với tâm lý thoải mái vì thông thường, nhau thai bám trước hay ở bất kỳ vị trí nào cũng đều giống nhau. Việc xác định giới tính của em bé chỉ đáng tin cậy nếu mẹ làm các xét nghiệm máu máu XY, xét nghiệm sàng lọc dị tật NIPT hoặc chờ đủ tuần thai để siêu âm hình thái. Do đó, việc rau bám mặt sau là con trai hay con gái thì câu trả lời là vẫn không xác định chính xác được giới tính của trẻ nhé!
3. Vị trí rau bám mặt sau có ảnh hưởng gì không?
Nhau bám mặt sau là vị trí bình thường không có gì đáng lo ngại cho thai kỳ của mẹ. Tuy nhiên vẫn cần theo dõi thêm vì một số trường hợp nhau bám thấp biến chuyển thành nhau bám thấp mặt sau khi em bé lớn dần lên. Một số biến chứng của nhau bám thấp mặt sau có thể bao gồm:
Đối với mẹ bầu:
- Bị thiếu máu trong thai kỳ: do tình trạng chảy máu dễ chảy ra trong suốt thai kỳ nên thường gia tăng nguy cơ thiếu máu. Nếu mẹ bầu bị thiếu máu nặng sẽ làm tăng nguy cơ thai chậm phát triển và sinh non.
- Xuất huyết khi sinh: Trong quá trình chuyển dạ, bánh rau có thể bóc tách sớm làm cho sản phụ mất nhiều máu, thậm chí có thể bị shock do mất máu quá nhiều. Trường hợp bánh nhau bám gần cổ tử cung, sau khi sinh nhau thai bóc tách ra sẽ khiến cho tử cung chảy máu nhiều, có thể phải cắt bỏ tử cung nếu băng huyết nặng.
- Làm tăng nguy cơ sinh mổ: Các mẹ bầu có rau thai bám thấp mặt sau sẽ thường được chỉ định sinh mổ và nhập viện sớm theo dõi để hạn chế đến mức thấp nhất các tai biến sản khoa nguy hiểm.
Đối với thai nhi:
- Thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển do mẹ bị thiếu máu. Trường hợp nặng có thể dẫn đến suy thai.
- Ngôi thai bất thường: Do rau thai ở nằm gần cổ tử cung khiến thai nhi khó xoay ngôi thuận, từ đó dễ dẫn đến ngôi thai bất thường như ngôi mông hay ngôi ngang.
- Sinh non: Trong trường hợp mẹ bầu bị xuất huyết âm đạo nặng, để đảm bảo an toàn bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ sớm dù thai chưa đủ tháng. Khi sinh non tháng, trẻ sẽ bị thiếu cân và dễ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như suy hô hấp…
4. Thai phụ cần làm gì nếu nhau bám mặt sau?
Nhau bám mặt sau là tình trạng hoàn toàn bình thường, thậm chí là dấu hiệu đáng mừng cho thai kỳ. Do đó, mẹ bầu không nên quá lo lắng nếu được chẩn đoán rau bám mặt sau.
Tuy nhiên nếu trong quá trình em bé lớn lên, bánh nhau bị di truyền dần xuống phía cổ tử cung của mẹ có thể gây ra tình trạng nhau thai bám thấp mặt sau. Hiện chưa có phương pháp nào có thể điều trị được tình trạng nhau thai bám thấp mặt sau. Mọi biện pháp đều chỉ hướng tới vai trò làm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra với mẹ và bé.
Khi được chẩn đoán nhau bám thấp, mẹ bầu cần tới bệnh viện có chuyên khoa Sản uy tín để thăm khám và siêu âm thường xuyên, tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra mẹ cần lưu ý thêm:
- Dành thời gian nghỉ ngơi tuyệt đối, chỉ đứng và ngồi khi thật cần thiết, không nên lo lắng quá nhiều.
- Hạn chế vận động nhiều, hạn chế đi xe máy, đi đường xa, đường xóc.
- Tuyệt đối không quan hệ vợ chồng trong thời gian này.
- Tuyệt đối không tác động vào vùng bụng để tránh tử cung bị kích thích, gây chảy máu.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn đồ dễ tiêu để tránh táo bón, đầy bụng.
Tóm lại, rau bám mặt sau là tình trạng hết sức bình thường, tuy nhiên một số trường hợp nhau thai bám thấp khá nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu phát hiện sớm và có chế độ sinh hoạt hợp lý thì không phải là tình trạng đáng lo ngại. Do đó, để đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ mẹ bầu cần đi thăm khám đúng lịch và đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
> Có thể bạn quan tâm:
- Nhau bám thấp là gì? Có nguy hiểm không?
- Mẹ bầu bị nhau thai bám thấp có sinh thường được không?
- Biến chứng nguy hiểm của hiện tượng nhau thai bám thấp tới thai kỳ
———–—–