GENCAREVN.com – Sốt là căn bệnh rất phổ biến mà hầu như ai cũng từng gặp phải. Nhìn chung bệnh không quá nguy hiểm và dễ điều trị bằng các loại thuốc có tác dụng hạ sốt. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai, bà bầu bị bị sốt có thể ảnh hưởng xấu đến em bé trong bụng, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
1. Dấu hiệu bà bầu bị sốt
Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của bệnh là thân nhiệt tăng cao hơn 37 độ, có thể đi kèm các triệu chứng:
- Sốt cao 2 ngày không giảm.
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
- Cơ thể tụt huyết áp hoặc mệt rũ rượi.
- Đi ngoài nhiều.
Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn kẹp nhiệt kế để kiểm tra bất cứ lúc nào. Sốt có nhiều mức độ khác nhau dựa trên sự tăng lên của nhiệt độ cơ thể:
- 37,5 – 38 độ C được coi là sốt nhẹ và ít ảnh hưởng đến thai nhi.
- Trên 38 độ C trở lên được cho là nặng. Nếu sốt kéo dài và không có mức độ thuyên giảm có thể gây nguy hiểm đến thai nhi: sinh non, sảy thai, dị tật bẩm sinh, nhiễm khuẩn huyết thai kỳ…
Nếu phát hiện cơ thể nóng lên hoặc mệt mỏi hơn bình thường, bà bầu hãy sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ cơ thể mình. Trong trường hợp nhiệt độ tăng cao hơn 37 độ, mẹ hãy nhanh chóng đi khám ngay để phòng các ngừa biến chứng nguy hiểm khi bà bầu bị sốt.
2. Nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt
Bà bầu bị sốt do ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân. Trong đó có thể kể đến là:
– Cảm cúm
– Nhiễm trùng đường tiểu
– Nhiễm trùng đường tiêu hóa
– Nhiễm trùng đường hô hấp trên
– Viêm màng ối
– Nhiễm khuẩn Listeria…
Mang thai khiến cơ thể phụ nữ nhạy cảm và yếu ớt hơn trước những tác động và bệnh lý thông thường. Sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường nguy hiểm xảy ra trong thai kỳ. Vì vậy, cách tốt nhất, mẹ nên đi khám khi thấy có triệu chứng sốt.
3. Bị sốt khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Trên thực tế, sốt thường không ảnh hưởng nhiều đối với người bình thường. Bệnh có thể tự hết hoặc nhanh chóng hạ sốt sau điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên sốt lại đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai hoặc người có bệnh nền.
Bệnh để lại nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng cho thai kỳ của mẹ. Thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của thai nhi nếu cơ thể mẹ sốt cao trên 39,5 độ C.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu bị sốt dễ gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan quan trọng của em bé nên bất cứ tác động xấu nào bao gồm sốt cũng có thể khiến cơ thể bé phát triển không hoàn thiện, thậm chí gây tử vong.
Từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, mức độ ảnh hưởng của sốt cũng giảm dần, không còn quá nguy hiểm trừ trường hợp mẹ bầu bị sốt do nhiễm trùng tử cung.
4. Lưu ý cho bà bầu khi bị sốt
Sốt có thể dễ dàng điều trị bằng kháng sinh, nhưng phương pháp này không được phép sử dụng cho phụ nữ mang thai. Thuốc kháng sinh ít nhiều có ảnh hưởng không tốt cho thai nhi, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ nhất.
Giải pháp tạm thời cho mẹ trong trường hợp mới chớm bị sốt là sử dụng khăn ấm lau người để giảm nhiệt. Mẹ hãy lau thật kỹ ở vùng cổ, ngực, bẹn và lau liên tục cho đến khi thân nhiệt giảm xuống còn dưới 38 độ C. Lưu ý liên tục dùng nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt.
Bà bầu bị sốt nên chọn những nơi thoáng mát, trong lành để nghỉ ngơi. Mặc quần áo vừa đủ, không cần ủ ấm quá nhiều nhưng cũng không được ăn mặc phong phanh.
Mẹ cũng nên uống nhiều nước. Trong đó, nước cam có tác dụng tăng sức đề kháng rất tốt nên mẹ ưu tiên uống loại nước này.
Hạn chế ăn đồ cay nóng, khó tiêu trong giai đoạn này. Mẹ nên chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu tình trạng sốt không thuyên giảm và kéo dài hoặc sốt cao đột ngột, mẹ nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cách chữa trị phù hợp. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, mẹ hãy trình bày rõ tình trạng của mình để bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Mẹ bầu siêu âm thai nhiều lần có sao không?
- Mẹ bầu bị nhau thai bám thấp có sinh thường được không?
- Bộ Y tế khuyến cáo thời điểm vàng xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu
———–—–