GENCAREVN.com – Nhiều mẹ bầu truyền tai nhau mẹo dự đoán giới tính em bé thông qua vị trí bánh nhau. Nếu nhau thai bám mặt trước là con trai, nhau thai bám sau là con gái. Vậy thực hư mẹo dự đoán này có chính xác không?
1. Nhau bám mặt trước là gì?
Nhau thai bám mặt trước là hiện tượng nhau thai bám ở trước thành tử cung, tức là thai nhi nằm phía sau và nhau thai nằm phía trước. Thông thường, vị trí nhau thai bám này được cho là an toàn vì vị trí nằm ngay phía trước đầu của bào thai nên không ảnh hưởng tới quá trình phát triển của em bé. Tuy nhiên, một số trường hợp nhau thai phát triển và bám xuống phần dưới của tử cung sẽ gây nguy hiểm cho thai kỳ.
Nhau bám trước thường được chia làm 3 nhóm:
- Nhau thai trước nhóm 1 nghĩa là phần nhau thai này bám ở đáy tử cung.
- Nhau thai trước nhóm 2 nghĩa là phần nhau thai này bám ở bờ dưới nhau qua nửa dưới thân tử cung.
- Nhau thai trước nhóm 3 nghĩa là phần nhau thai này bám thấp hoặc nhau tiền đạo. Đây là trường hợp gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé vì gây xuất huyết âm đạo từ nhẹ tới nặng. Nhau thai trước nhóm 3 thường bào thai trên 20 tuần mới có thể xác định được.
Để không bỏ qua bất kỳ nguy cơ nhau thai phát triển bất thường nào, mẹ bầu lưu ý thường xuyên thăm khám thai định kỳ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
2. Nhau bám mặt trước là con trai hay con gái?
Thực tế thì hoàn toàn không có căn cứ chính xác nào về việc dựa vào vị trí bám của nhau thai để xác định giới tính của thai nhi. Thông thường, nhau thai bám trước hay ở bất kỳ vị trí nào cũng đều giống nhau.
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc mẹ mang thai bé trai hay bé gái có liên quan đến vị trí bám của bánh nhau. Do đó, nhau thai bám trước là con trai, nhau thai bám mặt sau là con gái chỉ mang tính chất dự đoán, không đưa ra được câu trả lời chính xác cho mẹ.
Hiện nay các phương pháp khoa học có thể chẩn đoán chính xác giới tính của thai nhi có thể kể đến như: xét nghiệm máu XY (99%), xét nghiệm sàng lọc NIPT (99.8%), siêu âm (80%) với điều kiện thai đủ từ 16 tuần tuổi.
3. Vị trí nhau bám mặt trước có ảnh hưởng gì không?
Một số vấn đề mà thai phụ có thể gặp phải khi nhau thai bám trước như:
- Cảm nhận các cử động của bé không rõ ràng: Nhau thai bám mặt trước sẽ tạo nên sự ngăn cách giữa em bé với tử cung, từ đó khiến cho thai phụ không thể cảm nhận được những cử động của thai nhi. Thông thường, trong khoảng tuần thai thứ 22 mẹ bầu sẽ bắt đầu thấy thai máy. Song đối với trường hợp nhau thai bám ở vị trí như trên, có thể phải tới tuần thứ 24, thứ 25 các mẹ mới cảm nhận được em bé trong bụng mình máy nhẹ.
- Khó nghe được nhịp tim: Bác sĩ sẽ rất khó nghe tim thai của bé khi mẹ bầu có nhau thai mặt trước. Tuy nhiên, tình trạng rau bám mặt trước sẽ không gây trở ngại đối với việc siêu âm xác định giới tính của em bé.
- Cản trở những thủ thuật y khoa: trường hợp em bé bị ngôi ngược thì tình trạng nhau bám mặt trước sẽ gây trở ngại trong việc đưa em bé ra ngoài.
- Nhau thai bám mặt trước thường làm tăng những cơn đau đẻ và cũng chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới tình trạng chuyển dạ chậm với những đau đớn và khó chịu ở phần lưng khi sinh.
Vào tuần thứ 32 đến tuần thứ 36 của thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi tử cung bằng cách siêu âm thai nhằm kiểm tra vị trí bám của bánh rau. Bánh rau bám trước được cho là an toàn nếu như bánh rau trở lại đúng vị trí vào giai đoạn cuối thai kỳ.
Nếu trong tuần thứ 33 và 34 của thai kỳ, nhau thai không di chuyển lên trên mà vẫn bám khá thấp ở tử cung sẽ dẫn tới tình trạng rau tiền đạo. Đối với trường hợp này bác sĩ sẽ phải tiến hành siêu âm để xác định lại vị trí của thai nhi, bánh rau và chỉ định sinh mổ.
4. Rau thai bám trước mẹ có sinh thường được không?
Nếu thai nhi phát triển mạnh khỏe đồng thời vị trí của bánh nhau không có gì bất thường thì các mẹ không cần quá lo lắng vấn đề sinh nở liệu có bị ảnh hưởng. Bởi vì việc sinh thường hay sinh mổ sẽ còn dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.
Với trường hợp thai nhi nằm chặn tại cổ tử cung khiến cho mẹ sinh thường không được, bác sĩ thường khuyên các mẹ nên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con nhiều hơn. Vì vậy, các mẹ đừng vì lo sợ mà làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
Để đảm bảo an toàn cho mẹ lẫn bé và biết chính xác việc nên sinh thường hay sinh mổ thì hãy khám sức khỏe tổng thể, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp dành cho mẹ bầu.
5. Lưu ý dành cho mẹ bầu khi rau bám trước
Các mẹ cần lưu ý một số chỉ dẫn của bác sĩ để tránh việc lo lắng quá mức khi nhau thai bám trước:
- Khám thai sản định kỳ đầy đủ trong thời kỳ mang thai.
- Trong thời kỳ mang thai không nên vận động quá nhiều.
- Không sử dụng chất kích thích.
- Mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khi thai gần 9 tháng 10 ngày.
- Lên kế hoạch ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp
- Lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu
- Ăn uống nhiều hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh
- Bổ sung vi chất dinh dưỡng như sắt, acid folic và canxi ở dạng hữu cơ dễ hấp thu.
Các biến chứng của nhau thai bám mặt trước sẽ kiểm soát được nếu phát hiện sớm và được bác sĩ can thiệp kịp thời. Dù không thể đưa ra kết luận nhau bám mặt trước là trai hay gái nhưng các mẹ bầu vẫn nên quan tâm khi có hiện tượng nhau thai bám trước.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Nhau tiền đạo: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chi tiết nhất
- Nhau tiền đạo có nguy hiểm không? Làm gì khi bị nhau tiền đạo?
- Biến chứng nguy hiểm của hiện tượng nhau thai bám thấp tới thai kỳ
———–—–