GENCAREVN.com – Khám sàng lọc thai là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc thai kỳ, giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Qua việc này, các vấn đề về sức khỏe của thai nhi có thể được phát hiện sớm, giúp bác sĩ và gia đình có phương hướng xử trí kịp thời nếu chẳng may gặp phải những tình huống có nguy cơ cao.
1. Khám sàng lọc thai là gì?
Sàng lọc thai trước sinh là một kỹ thuật y học tiên tiến được áp dụng để phát hiện và tầm soát nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở trẻ. Các phương pháp này thường bao gồm siêu âm, xét nghiệm gen (như xét nghiệm NIPT – Non-Invasive Prenatal Testing), và các xét nghiệm máu.
Mục đích của khám sàng lọc thai là để cung cấp thông tin cho cha mẹ và các chuyên gia y tế, giúp họ có thể đưa ra quyết định chăm sóc và điều trị phù hợp, cũng như chuẩn bị tinh thần cho gia đình trước khi đón đứa bé ra đời. Cụ thể:
- Phương pháp sàng lọc trước sinh bao gồm khâu chẩn đoán và xét nghiệm ở từng tuần cụ thể thai kỳ. Bởi vậy, kết quả xét nghiệm sàng lọc thai nhi luôn được đảm bảo tính chính xác cao, xác định nguy cơ dị tật cụ thể.
- Khi khám sàng lọc thai, các bác sĩ chuyên khoa thường sử dụng kỹ thuật siêu âm, xét nghiệm NIPT, Double test và Triple test. Cùng các kỹ thuật chẩn đoán như: chọc ối, sinh thiết nhau thai,…
- Với những trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu thai phụ thực hiện các xét nghiệm khác như: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng laser, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm calci và sắt,…
Mặc dù các phương pháp này thường mang lại hiệu quả cao và an toàn, nhưng vẫn tiềm ẩn các nguy cơ. Đặc biệt là khi sử dụng các kỹ thuật xâm lấn như chọc ối, sinh thiết gai nhau. Các thủ thuật này có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm cho thai kỳ của mẹ như dị tật, sảy thai, rò ối, chảy máu âm đạo, nhiễm trùng ối, hoặc thai nhi nhiễm chì. Do đó, khi tiến hành khám sàng lọc thai, các phương pháp xâm lấn nên được hạn chế. Đồng thời, quan trọng là thai phụ và gia đình nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để chọn lựa phương pháp sàng lọc thai phù hợp nhất.
2. Ai cần khám sàng lọc thai?
Tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyến cáo nên thực hiện khám và xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Đặc biệt với những trường hợp thai phụ có nguy cơ thai bị dị tật cao thì khám sàng lọc lại càng cần thiết.
Một số trường hợp thai phụ bắt buộc thực hiện sàng lọc thai trước sinh như:
– Mang thai sau tuổi 35
– Thai phụ mắc các bệnh trong thai kỳ, có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh như: cảm cúm, thủy đậu, bệnh nội khoa, Rubella,…
– Cha mẹ sinh sống và làm việc, tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại, không đảm bảo an toàn sức khỏe.
– Gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, dị tật trong giai đoạn mang thai trước.
Việc khám sàng lọc thai trước sinh giúp gia đình xác định sớm các dị tật bẩm sinh ở trẻ như: hở hàm ếch, hội chứng Down, sứt môi, rối loạn giới tính, chậm phát triển trí tuệ,… Những dị tật ở trẻ có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tương lai của trẻ. Đồng thời, dị tật bẩm sinh có thể là gánh nặng cho cả gia đình và xã hội.
Thông qua các kết quả sàng lọc, bác sĩ có thể giải quyết các nguy cơ dị tật, can thiệp sớm để bé phát triển bình thường. Do đó, ngay từ khi mới mang bầu, thai phụ nên thực hiện khám, xét nghiệm sàng lọc thai nhi đầy đủ để bảo vệ sự an toàn cho con.
3. Nên chọn xét nghiệm sàng lọc nào để có kết quả chính xác?
Bác sĩ sản khoa khuyến cáo, thai phụ nên thực hiện sàng lọc trước sinh ở các thời điểm quan trọng như: từ tuần thứ 09 của thai kỳ, tuần thứ 11-13 và tuần thứ 15-22 của thai kỳ.
Thai phụ có thể lựa chọn nhiều phương pháp sàng lọc trước sinh với thời điểm thực hiện khác nhau. Trong đó, NIPT được xem là phương pháp khám sàng lọc thai sớm nhất. Đặc biệt, phương pháp sàng lọc thai không xâm lấn này an toàn và chính xác cao hơn hẳn các xét nghiệm sàng lọc sinh hóa truyền thống.
Xét nghiệm NIPT tại Trung tâm xét nghiệm GENCARE được ứng dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới nhất, độ chính xác đến 99,98%. NIPT sử dụng mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch của thai phụ để phân tích DNA của thai nhi. Xét nghiệm giúp phát hiện sớm nguy cơ dị tật thai nhi bẩm sinh nghiêm trọng, phổ biến do bất thường số lượng nhiễm sắc thể (NST) như: Hội chứng Down, Edwards, Patau, Turner và các bất thường số lượng NST khác. Thông qua kết quả đó, bác sĩ sẽ tư vấn cách can thiệp, điều trị sớm và tạo cơ hội để cha mẹ quản lý thai kỳ hiệu quả hơn.
Khi đã làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT, thai phụ có thể bỏ qua Double test, Triple test. Tuy nhiên, định kỳ thai phụ vẫn cần khám chuyên khoa, thực hiện siêu âm hàng tháng để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Trên đây là những chia sẻ về khám sàng lọc thai cùng tất tần tật những kiến thức cần thiết về vấn đề này cho thai kỳ của mẹ. Nắm được các kiến thức về ý nghĩa sàng lọc thai trước sinh sẽ giúp mẹ không bỏ lỡ bất kỳ dấu mốc quan trọng nào.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Dị tật bẩm sinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh chi tiết nhất
- So sánh chi phí các xét nghiệm sàng lọc trước sinh phổ biến
- Hướng dẫn chọn gói xét nghiệm NIPT phù hợp cho mẹ bầu
———–—–