GENCAREVN.com – Phụ nữ bên cạnh việc chú trọng chế độ dinh dưỡng thì việc tiêm phòng đủ 6 mũi tiêm cần thiết cũng có vai trò cực kỳ quan trọng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 85-95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị bệnh trong suốt thời hạn sử dụng của vắc-xin.
Mẹ chú ý đảm bảo đủ các mũi tiêm cần thiết trước, trong thời kỳ mang thai. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn giúp thai nhi thừa hưởng miễn dịch thụ động từ mẹ, phát triển đầy đủ và toàn diện về thể chất và tinh thần. Ngoài ra, em bé cũng có thể tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời, đặc biệt là khi trẻ chưa đủ tuổi chủng ngừa các loại vắc xin. Vậy phụ nữ cần chích ngừa các mũi tiêm cần thiết nào khi mang thai? Cùng Gencare tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vắc xin cúm

Cúm là bệnh thường gặp và dễ khỏi đối với người bình thường nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, phụ nữ bị cúm trong quá trình mang thai lại cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất cơ thể mẹ còn yếu và rất dễ bị nhiễm cúm nặng. Triệu chứng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể khiến thai chết lưu, gây sảy thai hoặc để lại các dị tật ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, nhẹ cân. Nếu mẹ được tiêm phòng vắc-xin cúm đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh cúm sẽ giảm đi đáng kể, thông thường, vắc xin cúm cần được tiêm trước mang thai 1 tháng.

2. Vắc xin sởi – quai bị – Rubella

Trước khi có ý định có thai từ 3 tháng trở lên, mẹ nên tiêm vắc xin sởi – quai bị – Rubella để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh trong thời gian mang thai. Bởi vì những căn bệnh này tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ nhưng em bé sinh ra có nguy cơ dị tật rất cao.
– Sởi: Bà bầu mắc bệnh sởi có nguy cơ bị suy giảm hệ miễn dịch, gia tăng nguy cơ suy thai, sảy thai, sinh non, dị dạng thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
– Quai bị: Phụ nữ nhiễm virus quai bị (Mumps Virus) có thể bị viễm nhiễm buồng trứng, phá hủy tế bào trứng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh. Virus quai bị đặc biệt nguy hiểm trong thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, có thể gây dị tật thai nhi, sinh non hoặc thai chết lưu.
– Rubella: Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu mang thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên người có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này nên chấm dứt thai kỳ.Hiện nay, phụ nữ có thể chủ động phòng ngừa 3 bệnh trên chỉ với 1 mũi tiêm duy nhất. Vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella cần tiêm trước khi mang thai 3 tháng.

3. Vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván

Bạch hầu, ho gà, uốn ván là những căn bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên khả năng mắc phải trong quá trình điều trị là rất cao. Uốn ván có thể gặp nếu chủ quan trước những vết thương vì loại vi khuẩn này tồn tại rất bền vững trong môi trường tự nhiên như đất, nước,… Trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm ngừa vắc xin ho gà rất dễ mắc bệnh và diễn tiến nặng. Bạch hầu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nguy cơ tử vong, thai lưu và đẻ non.
Trong khi đó, uốn ván là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao (25% – 90%) đặc biệt ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh không được hưởng miễn dịch thụ động từ mẹ và có nguy cơ cao mắc bệnh nếu mẹ chưa tiêm phòng vắc xin này.

4. Vắc xin thủy đậu

Nếu mẹ chưa từng bị bệnh thủy đậu thì nên tiêm vắc xin thủy đậu 3 tháng trước khi mang thai để chủ động bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai nhiễm virus thủy đậu trong 3 tháng đầu rất có nguy cơ mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Có khoảng 30% trẻ tử vong nếu mắc thuỷ đậu bẩm sinh, 15% trẻ có nguy cơ mắc bệnh Zona trong 4 năm đầu đời.
Kể cả phụ nữ đã được tiêm phòng từ nhỏ, vẫn cần tiêm 1 mũi tăng cường. Vắc xin thủy đậu nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng. Bà bầu tuyệt đối không tiêm vắc-xin trong thai kỳ.

5. Vắc xin viêm gan B

Tiêm phòng Vắc xin viêm gan B trước khi mang thai rất cần thiết bởi đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con nếu thai nhi không may mắc phải sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như tương lai của trẻ.
Khi mẹ nhiễm viêm gan B trong thời gian mang thai, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ lây truyền sang trẻ có thể lên đến 90%. Vì vậy, để chủ động phòng bệnh, chị em nên hoàn thành 3 mũi viêm gan B trước khi mang thai.

6. Viêm não Nhật Bản

Người bệnh mắc viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong lên tới 25 – 30%. Nếu được chữa khỏi, 50% bệnh nhân sẽ mang di chứng nặng như di chứng thần kinh, khó khăn trong học tập, vấn đề trong ứng xử. Do đó, mẹ nên có kế hoạch chủ động tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản trước khi mang thai để phòng nguy cơ nhiễm viêm não Nhật Bản trong thai kỳ.

Lịch tiêm phòng vắc-xin khi mang thai

Mỗi loại vắc-xin sẽ có thời gian chích ngừa khác nhau do đó mẹ bầu nên nắm rõ Lịch tiêm phòng cho bà bầu.
Vắc xin cúm: Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần.
Vắc xin Ho gà – bạch hầu – uốn ván: Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại mỗi 10 năm. Nếu tiêm trong thai kỳ, nên tiêm 1 mũi vắc xin Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
Vắc xin uốn ván:
– Phụ nữ mang thai chưa tiêm/không rõ tiền sử tiêm/chưa tiêm đủ 3 mũi vắc-xin uốn ván liều cơ bản: 2 mũi trong thai kỳ và các mũi nhắc sau đó
– Phụ nữ mang thai đã tiêm đủ 3 mũi vắc-xin uốn ván liều cơ bản: 2 mũi trong thai kỳ và 1 mũi nhắc lại sau đó.
– Phụ nữ mang thai tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại: 1 mũi trong thai kỳ và 1 mũi nhắc sau đó
Trên đây là thông tin về các mũi tiêm cần thiết khi mang thai được các chuyên gia khuyến cáo. Các mẹ thực hiện tiêm chủng nên tìm đến các cơ sở uy tín như Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Theo dõi GENCARE để cập nhật các thông tin cần thiết cho mẹ bầu mỗi ngày mẹ nhé!
——
TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENCARE
☎️ Hotline: 0971.883.288
🏢 Địa chỉ: Số 31 Ngõ 18 Đường Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan

GÓI XÉT NGHIỆM NIPT – SÀNG LỌC TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN TẠI GENCARE

GENCAREVN.com – Sàng lọc trước sinh không xâm lấn là phương pháp kiểm tra sức...

Xem thêm
CÓ NÊN SÀNG LỌC GEN DI TRUYỀN TRƯỚC KHI MANG THAI?

GENCAREVN.com – Tất cả các cặp vợ chồng đều nên thực hiện sàng lọc gen...

Xem thêm
BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

GENCAREVN.com – Bất thường di truyền nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến gây...

Xem thêm
Fanpage Messenger Gọi ngay Zalo Bản đồ Youtube